Bất kể người lao động nào khi đi làm thì một trong những vấn đề quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất là mức lương. Việc trả lương là sự thỏa thuận, thống nhất giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Mức lương cơ sở là gì?
Mục lục bài viết
1. Lương cơ sở là gì?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của
– Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
– Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.
– Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.
Bản chất của mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở đây là mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…Đồng thời, đây cũng là mức lương làm cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở
Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở
Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở
2. Quyết định chưa bãi bỏ mức lương cơ sở năm 2021:
Nghị quyết 27 khẳng định sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Đồng thời, theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cải cách tiền lương không chỉ thông qua việc tăng lương cơ sở trong năm 2020 mà theo lộ trình, đến năm 2021 sẽ xây dựng 5 bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm; bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương.
Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tán thành với kiến nghị của Ban cán sự Đảng Chính phủ về thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2022 thay vì vào năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết 27.
Theo đó, những chính sách cải cách tiền lương sẽ chưa được áp dụng từ năm 2021 mà lùi đến 01/7/2022. Đồng nghĩa, lương cơ sở trong năm 2021 sẽ chưa bị bãi bỏ.
Việc tính lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn thực hiện theo công thức:
Lương = hệ số x mức lương cơ sở
Như vậy, trong năm 2020, tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ sở, không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề để tiến tới rút ngắn khoảng cách giữa lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế, xã hội nước ta bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy, để chia sẻ khó khăn này, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14 đồng ý chưa tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2020.
Mức lương cơ sở trong năm 2020 vẫn đang áp dụng là 1.490.000 đồng theo quy định tại
3. Mức lương cơ sở năm 2021 là bao nhiêu? Có tăng không?
Có thể thấy, trong vài năm gần đây, mức lương cơ sở liên tục tăng vào ngày 01/7 hàng năm. Từ đó, lương, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức cũng được điều chỉnh tăng theo, cụ thể:
– Từ ngày 01/7/2018: Mức lương cơ sở tăng lên 1,39 triệu đồng/tháng (theo
– Từ ngày 01/7/2019: Mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14 ).
– Từ ngày 01/7/2020, tại Nghị quyết số 86/2019/QH14, Quốc hội cũng đã dự kiến tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tăng lương cơ sở và cải cách tiền lương cũng bị hoãn.
Đồng thời, tại Nghị quyết 122, Quốc hội cũng khẳng định: Căn cứ tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở, một trong những nội dung đáng chú ý nhất là không tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021.
Do đó, lương cơ sở năm 2021 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay. Như vậy, lương, phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng được giữ nguyên.
Chu kỳ thay đổi mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước do đó không có chu kỳ thay đổi nhất định. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta vẫn thấy mức lương cơ sở thay đổi 1 năm/lần.
Doanh nghiệp áp dụng mức lương cơ sở như thế nào?
Các doanh nghiệp không áp dụng mức lương cơ sở để tính các khoản tiền lương, phụ cấp,.. Mà sẽ dựa vào mức lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý mức lương cơ sở để tính mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cũng như là trợ cấp thai sản,…
4. Điểm khác biệt giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng, lương cơ bản:
TIÊU CHÍ | LƯƠNG CƠ SỞ | LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG |
Khái niệm | Là mức dùng làm căn cứ tính: Mức lương cơ bản trong các bảng lương Mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định Các mức hoạt động phí Các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này | Là mức lương thấp nhất dùng làm căn cứ để doanh nghiệp và người lao động thoả thuận trong việc thực hiện việc chi trả lương. Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, đảm bảo đủ thời gian làm việc trong tháng và hoàn thành định mức công việc được giao cần đảm bảo các điều kiện sau: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng Phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7% nếu người lao động đã qua học nghề, đào tạo trường lớp. |
Đối tượng áp dụng | Công nhân viên chức, cán bộ nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực nhà nước: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được nhà nước hỗ trợ kinh phí, … | Người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. |
Sự ảnh hưởng | Khi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương. Các mức trích đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN cũng sẽ điều chỉnh tăng. | Khi lương tối thiểu vùng tăng thì chỉ có người lao động đang hưởng mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới điều chỉnh tăng lương. Mức lương của hầu hết người lao động hầu như không chịu tác động đối với việc tăng lương tối thiểu vùng. |
Chu kỳ điều chỉnh | Không có chu kỳ điều chỉnh cố định. Sự điều chỉnh của mức lương cơ sở phụ thuộc vào các yếu tố: Khả năng của ngân sách nhà nước Chỉ số giá tiêu dùng Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước | Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ điều chỉnh của mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, thông thường mức lương tối thiểu vùng thay đổi theo chu kỳ hàng năm và thường được áp dụng vào ngày 01/01 hàng năm. |
Phân biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản
Nếu không tìm hiểu kỹ về bản chất, mọi người thường có sự nhầm lẫn về lương cơ sở và lương cơ bản. Vậy, lương cơ sở và lương cơ bản có điểm nào khác biệt, chúng ta cùng tìm hiểu nhé
TIÊU CHÍ | LƯƠNG CƠ SỞ | LƯƠNG CƠ BẢN |
Khái niệm | Được quy định rõ ràng trong nghị định của Chính phủ nước ta. Là mức dùng làm căn cứ tính: Mức lương cơ bản trong các bảng lương Mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định Các mức hoạt động phí Các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này | Không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào. Có thể hiểu lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất mà người lao động và người sử dụng lao động tự thoả thuận với nhau tuỳ theo tính chất và yêu cầu của công việc. Lương cơ bản chưa bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác theo thoả thuận. |
Đối tượng áp dụng | Công nhân viên chức, cán bộ nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực nhà nước: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được nhà nước hỗ trợ kinh phí, … | Áp dụng đối với tất cả người lao động cả trong và ngoài khu vực nhà nước. Nói cách khác, lương cơ bản là mức lương được sử dụng phổ biến cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động khi thực hiện các chính sách về tiền lương. |
Chu kỳ thay đổi | Không có chu kỳ thay đổi cố định. | Đối với các đơn vị ngoài khu vực nhà nước: Chu kỳ thay đổi tuỳ theo sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động Đối với các đơn vị trong khu vực nhà nước: Chu kỳ thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ thay đổi của lương cơ sở. |
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi | Lương cơ sở cần đảm bảo được các nhu cầu đời sống tối thiểu của người lao động chịu áp dụng của mức lương cơ sở. Sự điều chỉnh tăng mức lương cơ sở sẽ căn cứ và dung hoà giữa các yếu tố: Khả năng ngân sách nhà nước Chính sách của nhà nước Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Giá cả, chỉ số tiêu dùng,… | Sự điều chỉnh lương cơ bản ngoài phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thì cũng cần căn cứ theo các yếu tố ảnh hưởng sau: Mức lương tối thiểu vùng Hệ số lương và lương cơ sở Loại hình doanh nghiệp Tình hình kinh doanh Cách thức tính lương của từng doanh nghiệp Cấp bậc, trình độ, kinh nghiệm |
Cách tính lương | Đã được quy định bằng con số cụ thể trong các văn bản pháp luật nên mang tính cố định. | Đối với cán bộ, viên chức thuộc khu vực nhà nước: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương. Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước: Căn cứ dựa trên mức lương tối thiểu vùng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định. |
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 72/2018/NĐ-CP;
– Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;