Mức lương, cách tính mức lương hưu mới và chuẩn nhất năm 2020. Về hưu năm 2020 thì mức hưởng là bao nhiêu? Mức lương hưu hàng tháng được tính như thế nào? Quy định về lương hưu mới nhất 2021.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về mức lương, cách tính mức lương hưu mới và chuẩn nhất theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Bảo hiểm xã hội là chính sách thực tế rất nhân văn của Nhà nước, được sinh ra nhằm đảm bảo mọi người dân đều có thể được hưởng chế độ an sinh xã hội. Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội có rất nhiều quyền lợi trong các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, trong đó chế độ hưu trí là một chế độ đã rất quen thuộc với tất cả mọi người dân hiện nay. Nói về chế độ hưu trí thì từ lâu nay lương hưu vẫn luôn được coi là chỗ dựa của người lao động khi về già, góp phần đảm bảo cuộc sống của họ sau khi đã bước qua độ tuổi lao động. Vậy nên, mức hưởng lương hưu, cũng như cách tính lương hưu như thế nào cho đúng chính xác vẫn luôn là vấn đề được người lao động quan tâm. Đặc biệt là khi bắt đầu từ ngày 01/01/2018 cách tính lương hưu đối với người lao động nghỉ hưu có nhiều sự thay đổi so với trước đó.
Tư vấn mức lương, cách tính mức lương khi về hưu theo quy định mới nhất, gọi ngay: 1900.6568
Nhận thấy sự quan tâm của mọi người, với đội ngũ chuyên viên pháp lý trình độ và kinh nghiệm của mình, Luật Dương Gia xin được trình bày, làm rõ những vướng mắc của khách hàng đối với các quy định về mức lương, cách tính mức lương hưu mới và chuẩn nhất hiện nay như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động:
Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động được cân nhắc không chỉ dựa trên một, mà là nhiều yếu tố, có thể kể đến ở đây các yếu tố là về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, loại hình, tính chất công việc, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội… Tùy vào từng đối tượng cụ thể sẽ có điều kiện nghỉ hưu khác nhau, điều này góp phần đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng quyền lợi Bảo hiểm xã hội đối với chế độ hưu trí.
Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động được quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, người lao động đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng lương hưu:
– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
– Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
– Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
– Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Đối với người làm việc trong môi trường quân đội, bao gồm các đối tượng: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội, điều kiện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp:
– Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội.
– Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi, có đủ 15 năm làm nghề hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
– Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
Thứ hai, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động:
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn cụ thể tại Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 có mức hưởng lương hưu hàng tháng như sau:
Đối với lao động nữ:
Lao động nữ đủ 15 năm đóng bảo hiểm mức hưởng lương hưu hàng tháng là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.
Sau đó thêm mỗi năm thì được cộng thêm 2%, mức tối đa không quá 75%.
Đối với lao động nam:
Mức hưởng lương hưu hàng tháng là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm như sau: Năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm; từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm thì được cộng thêm 2%, mức tối đa không quá 75%.
Có thể thấy, với quy định như vậy kể từ ngày 01/01/2018, lao động nữ nghỉ hưu muốn hưởng mức lương hưu tối đa 75% thì phải có đủ 30 năm đóng Bảo hiểm xã hội.
Đối với lao động nam thì sẽ tùy thuộc vào năm mà người này nghỉ hưu. Lao động nam muốn đạt được mức lương hưu hàng tháng tối đa là 75% thì phải có số năm đóng bảo hiểm lần lượt là 31, 32, 33, 34, 35 năm, tương ứng với năm nghỉ hưu là năm 2018, 2019, 2020, 2021, và từ năm 2022 trở đi.
Ngoài ra người lao động còn có thể được hưởng một khoản trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu số năm đóng Bảo hiểm xã hội của họ lớn hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm cao hơn số năm tương ứng với 75% mức hưởng lương hưu thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm.
Khoản trợ cấp một lần này có được là do về nguyên tắc mức hưởng lương hưu tối đa hằng tháng của người lao động luôn là không quá 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, nếu người lao động đóng bảo hiểm vượt quá số năm tương ứng với 75% này thì để đảm bảo quyền lợi của họ, ngoài lương hưu người lao động sẽ được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tương ứng với số năm đóng bảo hiểm dư ra của mình.
Ví dụ:
1. Bà A nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi đủ 55 tuổi, có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đủ 27 năm. Vậy mức hưởng lương hưu hàng tháng của bà A được tính như sau:
– 15 năm đầu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Thời gian còn lại là 27 – 15 = 12 năm. Cứ mỗi năm thì được cộng thêm 2%: 12 x 2 = 24%
=> Mức hưởng lương hưu hàng tháng của bà B là 45% + 24% = 69%.
2. Ông B năm 2018 là 61 tuổi, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018, có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội là 36 năm. Mức hưởng lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
– 16 năm đầu được tính bằng 45%.
– Thời gian còn lại là 36 – 16 = 20 năm. Mỗi năm được cộng thêm 2% = 20 x 2 = 40%
=> Tổng hai phần tỷ lệ trên của ông B là 45% + 40% = 85% vượt quá 10% so với mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa. Như vậy ông B có mức hưởng lương hưu hàng tháng là 75% mức bình quân tiền lương, với 10% dư ra ông B sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Số năm đóng Bảo hiểm dư ra của ông A là 5 năm, mỗi năm được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. => Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông A là 2,5 tháng lương bình quân đóng Bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, về mức bình quân tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội để tính lương hưu:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm để tính lương hưu được quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn cụ thể tại khoản 1, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Đối với người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng Bảo hiểm theo chế độ này:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu được tính căn cứ theo thời điểm họ bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995, bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bằng bình quân tiền lương của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Tức là lấy tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc chia cho 60 tháng.
Tương tự, đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024, tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi tính bằng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng Bảo hiểm xã hội.
Với chế độ hưởng lương hưu do nhà nước quy định thì hiện nay tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm, cùng toàn bộ các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
Bà C là giáo viên tiểu học sinh vào tháng 6 năm 1963, đến tháng 10 năm 2018 bà C làm hồ sơ xin hưởng lương hưu. Bà C có 22 năm tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt đầu từ tháng 10 năm 1996 và đồng thời có 22 năm làm công tác giảng dạy giáo dục ở trường tiểu học. Mức tiền lương cơ sở vào tháng 10 năm 2018 là 1.390.000 đồng. Bà C có diễn biến 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau:
– Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 09 năm 2013 (24 tháng) hưởng hệ số lương là 3,99, thâm niên trong nghề là 17%.
= 1.390.000 đồng x 3,99 x 1,17 x 24 tháng = 155.734.488 đồng.
– Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 09 năm 2016 (36 tháng) hưởng hệ số lương là 4,32, thâm niên trong nghề là 20%.
= 1.390.000 đồng x 4,32 x 1,20 x 36 tháng = 100.880.640 đồng.
– Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018 (12 tháng), hưởng hệ số lương là 4.65, thâm niên trong nghề là 22%.
= 1.390.000 đồng x 4,65 x 1,22 x 12 tháng = 94.625.640 đồng.
=> Mức bình quân tiền lương của bà C đươc tính như sau:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc ÷ 72 tháng
= (155.734.488 đồng + 100.880.640 đồng + 94.625.640 đồng) ÷ 72 = 4.878.344 đồng.
Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng trong
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm được quy định cụ thể tại Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH bạn hành ngày 29/12/2017 Quy định về Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Trong trường hợp người lao động đóng Bảo hiểm xã hội theo 2 chế độ cả chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, và cả chế độ tiền lương do người sử dụng quy định thì mức bình quân tiền lương của đối tượng này được quy định theo công thức sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động vừa có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng vừa thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đóng bảo hiểm. Trong đó, trong đó thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Giai đoạn đóng Bảo hiểm xã hội theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tổng tiền lương đóng Bảo hiểm xã hôi của toàn bộ quá trình.
Nếu còn bất cứ thắc mắc về cách tính lương, các vấn đề về chế độ hưu trí, vui lòng gọi: 1900.6568
Trên đây là cách tính tiền lương hưu hàng tháng mới nhất cho người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi cách tính lương hưu từ ngày 01/01/2018 có thể gây ra nhiều bỡ ngỡ đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội, người lao động nên nắm rõ mức hưởng lương hưu của mình, cũng như cách tính lương hưu để có thể chủ động hơn trong việc bảo đảm quyền lợi với chế độ hưu trí của bản thân.
Nếu còn có vướng mắc liên quan tới mức lương, cách tính mức lương hưu mới hiện tại hoặc các vấn đề liên quan đến chế độ hưu trí cũng như các vấn đề về Bảo hiểm xã hội khác bạn có thể liên hệ đội ngũ tư vấn của Luật Dương Gia để nhận được giải đáp.
Dịch vụ của Luật Dương Gia:
– Tư vấn các quy định về pháp luật và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động;
– Tư vấn về hồ sơ, giấy tờ tài liệu liên quan đến bảo hiểm xã hội;
– Thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
– Tư vấn về thời gian tham gia BHXH để được hưởng hưu trí.
– Tư vấn về các quy định quy chế của BHXH còn liên quan tới cách giải quyết chế độ người lao động bị ốm đau; chế độ thai sản; tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; hỗ trợ học nghề cho lao động mới; hỗ trợ lao động tìm việc làm…
– Tư vấn quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế.