Cách tính mức hưởng phụ cấp đặc thù nghề của giáo viên? Đối tượng giáo viên được hưởng phụ cấp đặc thù nghề giáo? Quy định về phụ cấp cho giáo viên mới nhất 2021?
Trong thời gian vừa qua, nhà giáo luôn là một trong những chức danh nghề nghiệp được xã hội quan tâm. Là một nghề danh giá và quan trọng với xã hội nhưng dường như mức lương và chế độ chưa tương xứng, có trường hợp còn không đảm bảo cuộc sống ảnh hưởng rất lớn đến tâm huyết ” trồng người” của giáo viên. Để cải thiện mức lương cho giáo viên Chính phủ đã có những chính sách quan tâm như thông qua việc bổ sung một số phụ cấp đặc thù như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề; mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục…Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tiền lương nói riêng, thu nhập nói chung của nhà giáo ngày càng được cải thiện. Có thể nói các loại phụ cấp đặc thù đã góp phần khuyến khích động viên các giáo viên được yên tâm công tác nhất là tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Mục lục bài viết
1. Quyền lợi của giáo viên
Quyền lợi của giáo viên theo quy định của pháp luật đượcchia theo các cấp như giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên THCS và giáo viên THPT, cụ thể như sau:
Đối với giáo viên mầm non (Điều 29 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020):
– Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
– Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
– Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
– Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với giáo viên tiều học (Điều 29 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020):
– Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và các chính sách khác theo quy định; được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
– Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
– Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
– Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
– Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Giáo viên làm công tác chủ nhiệm được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm; Được dự các cuộc họp của hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình chủ nhiệm; Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục; Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định.
– Giáo viên làm công tác tổng phụ trách Đội được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Đối với giáo viên cấp THCS và THPT (Điều 29 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020)
-Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
-Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
-Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
-Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
-Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
-Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
-Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
-Giáo viên làm công tác chủ nhiệmđược dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm; Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm; Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục; Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
2. Đối tượng giáo viên được hưởng trợ cấp đặc thù
Phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.Về đối tượng giáo viên được hưởng phụ cấp đặc thủ được quy định tại Điều 1
– Nhà giáo dạy tích hợp; nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên:
– Nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về mức phụ cấp đặc thù của giáo viên
Tại Điều 12
“Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”
Theo đó, giáo viên ngoài việc được trả lương, được nhận chính sách ưu đãi tương ứng với vị trí chức danh nghề nghiệp mình đang phụ trách còn được hưởng phụ cấp trong các trường hợp luật định. Liên quan đến mức phụ cấp đối với giao viên trong lĩnh vực sự nghiệp đặc thù được hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/8/2017 như sau:
Việc tính, hưởng phụ cấp đặc thù hằng tháng đối với nhà giáo dạy tích hợp; nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x10%.
Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 0,45 + 5% x 4,98) x 1.300.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 393.744 đồng.
Trong đó:
– Hệ số lương theo hạng, bậc; Hệ số phụ cấp chức vụ: Được nêu chi tiết tại phụ lục ban hành kèm
– Hệ số thâm niên vượt khung (nếu có): 5% mức lương của bậc lương cuối cùng.
– Mức lương cơ sở: Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng/tháng(theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020)
– Định mức giờ giảng: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, định mức giờ giảng là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học:
+ Một giờ dạy lý thuyết: 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
+ Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành): 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
+ Một giờ dạy thực hành: 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
Đặc biệt, phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng cũng như không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Các ví dụ cụ thể về phụ cấp đặc thù cho giáo viên
Ví dụ 1: Nhà giáo A là Trưởng khoa, giảng dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo A được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 0,45 + 5% x 4,98) x 1.300.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 393.744 đồng.
Ví dụ 2: Nhà giáo B là nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng; có chứng nhận bậc thợ 6/7; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy thực hành thực tế trong tháng là 35 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo B được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ /12 tháng) x 35 giờ x 10% = 499.590 đồng.