Mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất năm 2021. Quy định mức hưởng và cách tính mức hưởng chế độ bệnh nghề ngiệp theo BHXH mới nhất 2021.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường trong lao động ngày càng phổ biến, tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật bảo hộ lao động cho người lao động còn hạn chế. Vì vậy dẫn đến tình trạng người lao động đang gia tăng mắc các bệnh nghề nghiệp. Thực trạng cho thấy, hầu hết người lao động mắc bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động đều không biết các quyền lợi về mức hưởng cũng như cách tính mức hưởng giành cho mình. Bài viết sau đây sẽ giúp giải quyết các thắc mắc về vấn đề mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất hiện nay.
Tư vấn mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
– Một là bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
– Hai là việc bị bệnh trên phải làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Với quy định về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp này, bạn có thể tham khảo cụ thể hơn ở bài viết Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất của công ty Luật Dương Gia.
Thứ hai, mức hưởng và cách tính mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả:
+ Trợ cấp một lần:
Căn cứ theo Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể về mức trợ cấp một lần như sau:
– Điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần thì mức suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn phải từ 5% đến mức 30%.
– Mức trợ cấp: Nếu suy giảm 5% khả năng lao động thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần là 05 lần mức lương cơ sở và sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành thì kể từ ngày 1/7/2018 đến 31/12/2018 thì mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng.
Như vậy, mức hưởng với người suy giảm khả năng lao động 5% sẽ là 5 x 1.390.000 = 6.950.000 đồng.
Sau đó giảm thêm 01% sẽ được hưởng là 0.5 x 1.390.000 = 695.000 đồng
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 47 Luật này thì ngoài mức trợ cấp trên thì người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Bảo hiểm xã hội như sau:
– Dưới 01 năm thì được tính bằng 0,5 tháng tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước nghỉ việc điều trị.
– Trên 01 năm thì mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước nghỉ việc điều trị.
Ví dụ: Chị A bị mắc bệnh nghề nghiệp, kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động là 6%. Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cho chị H như thế nào?
Do chị A mắc bệnh nghề nghiệp và suy giảm khả năng lao động là 6%. Do đó chị A sẽ được hưởng trợ cấp một lần của chế độ bệnh nghề nghiệp.
Mức hưởng do suy giảm 6% khả năng lao động sẽ là: 5 x 1.390.000 + 0,5 x 1.390.000 = 7.645.000 đồng.
Biết chị A đã đóng Bảo hiểm xã hội được 3 năm, mức lương tháng trước tháng chị H xảy ra tai nạn là 3.600.000 đồng, khoản trợ cấp tính theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội của chị A là: (1 x 0.5 x 3.600.000) + (2 x 0.3 x 3.600.000) = 3.960.000 đồng.
Vậy mức trợ cấp một lần chị A được hưởng: 7.645.000 + 3.960.000 = 11.605.000 đồng.
+) Trợ cấp hàng tháng:
Mức trợ cấp hàng tháng của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
– Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng từ 31% trở lên.
– Mức hưởng: Nếu suy giảm 31% khả năng lao động sẽ được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó:
Suy giảm sức khỏe 31% = 30% x 1.390.000 = 417.000 đồng
Sau đó suy giảm 01% thì sẽ được tính thêm 02% mức lương cơ sở = 2% x 1.390.000 = 27.800 đồng.
Ngoài ra hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0.5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động.
Ví dụ: Anh B là công nhân lao động, đóng Bảo hiểm xã hội được 5 năm, mức lương hiện tại của anh A là 7.300.000 đồng. Tháng 10/2018, do làm việc trong môi trường quá độc hại anh đã đi khám sức khỏe và mắc bệnh nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp, giám định suy giảm sức khỏe là 53%. Như vậy anh B được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng, mức hưởng của anh B được tính như sau:
– Suy giảm 31% = 30% x 1.390.000 = 417.000 đồng.
– Sau đó mỗi phần trăm suy giảm được tính thêm 2% mức lương cơ sở = 2% x (53-31) x 1.390.000 = 611.600 đồng.
Biết mức lương tháng liền trước là 09/2018 của anh B cũng bằng mức lương hiện tại, suy ra, khoản trợ cấp theo số năm đóng Bảo hiểm anh B được nhận hàng tháng là: (1 x 0.5% x 7.300.000) + (4 x 0.3% x 7.300.000) = 124.100 đồng.
Vậy tổng mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hàng tháng anh B nhận được là: 417.000 + 611.600 + 124.100 = 1.152.700 đồng.
Lưu ý: Ngoài tiền trợ cấp do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả, người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp còn có thể nhận được khoản tiền từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 145 “Bộ luật lao động 2019”.
Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp mà không phải do lỗi của bản thân họ thì người lao động sẽ được nhận trợ cấp tai nạn lao động với mức hưởng như sau:
– Ít nhất bằng 1.5 tiền lương nếu bị suy giảm từ 5%-10%, sau đó cứ thêm 1% hưởng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 11% đến 80%.
– Trường hợp người lao động bị suy giảm 81% trở lên hoặc tử vong do bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động hoặc thân nhân của họ một khoản tiền bằng 30 tháng tiền lương.
Trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động được hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 30% mức hưởng nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Hỏi về chế độ bệnh nghề nghiệp của bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc trong Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm từ năm 1990 và được đóng bảo hiểm xã hội. Do thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất nên tháng 5/2013, tôi bị nhiễm độc hóa chất phải nằm viện điều trị 1 tháng và được kết luận suy giảm 25% khả năng lao động.
Tháng 5/2014, bệnh tái phát, tôi phải vào viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện, tôi được giám định lại và xác định suy giảm 62% khả năng lao động. Như vậy, tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 40 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”: “Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, điều kiện không thể thiếu để được hưởng chế độ này là phải bị bệnh nghề nghiệp. Các bệnh nghề nghiệp do nhiễm độc hóa chất được pháp luật quy định cụ thể bao gồm: nhiễm độc chì và các hợp chất chì, nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen, nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân, nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan, nhiễm độc TNT, nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp, nhiễm độc nicotin nghề nghiệp, nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp, nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp, nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp.
Tuy nhiên, bạn không cung cấp cụ thể bạn bị nhiễm phải loại hóa chất nào, do đó, chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn bạn có bị bệnh nghề nghiệp hay không. Nếu bạn nhiễm phải là một trong số các hóa chất nêu trên, thì bạn sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Nếu hóa chất mà bạn nhiễm phải không thuộc danh mục các bệnh nghề nghiệp nêu trên, thì bạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng được hưởng chế độ ốm đau.
Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau là: “Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế” (Khoản 1, Điều 22, Luật BHXH 2006). Theo thông tin bạn đưa ra, bạn đã bị bệnh và phải nghỉ việc, nằm viện điều trị nên hoàn toàn thỏa mãn điều kiện trên.
2. Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu
a. Nơi nộp hồ sơ:
Hội đồng giám định y khoa/Trung tâm giám định y khoa cấp tỉnh.
b. Hồ sơ:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BYT Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp của người lao động (Phụ lục 2 Thông tư 07/2010/TT-BYT);
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (Phụ lục 1 Thông tư 07/2010/TT-BYT);
– Kết quả khảo sát đo đạc môi trường lao động của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xác định người lao động làm việc trong môi trường lao động độc hại vượt quá giới hạn tối đa cho phép (do giám đốc hoặc phó giám đốc ký).
– Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp (Phụ lục 3 Thông tư 07/2010/TT-BYT);
– Chứng minh thư nhân dân.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
c. Thời hạn giải quyết:
Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết.
Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động. (Điều 10 Thông tư 07/2010/TT-BYT).
3. Quy trình và nội dung khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp
Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có
Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
– Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông Thông tư 29/2016/TT-BYT;
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động;
– Thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2016/TT-BYT;
– Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BYT và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BYT;
– Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động các giấy tờ quy định tại điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2016/TT-BYT.
Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
– Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
– Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BYT và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
– Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
– Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
– Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2016/TT-BYT;
– Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
4. Bệnh viện tuyến huyện có được khám bệnh nghề nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào phòng luật Dương Gia, em có đọc một câu trả lời của Phòng luật về vấn đề bệnh viện tuyến huyện có được khám bệnh nghề nghiệp hay không, thế cho em hỏi, ngoài cơ sở Y tế có khả năng khám bệnh nghề nghiệp được công nhận, thì bệnh viện tuyến huyện muốn khám bệnh nghề nghiệp thì cần có trang thiết bị và nhân lực như thế nào ạ. Cám ơn phòng luật!?
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 3, Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT thì các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh nghề nghiệp). Và Điều 24 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về trách nhiệm của Sở Y tế như sau:
“Điều 24. Trách nhiệm của Sở Y tế
2. Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế đồng thời gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) danh sách các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp phép hoạt động.”
Như vậy, bệnh viện tuyến huyện được khám bệnh nghề nghiệp nếu bệnh viện đó nằm trong danh sách được khám bệnh nghề nghiệp hoặc đã được Sở y tế, Bộ y tế cấp phép để được khám bệnh nghề nghiệp.
Điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện khám sức khỏe được quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư 14/2013/TT-BYT. Theo đó, bệnh viện tuyến huyện muốn khám bệnh nghề nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Thứ nhất, Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
+ Bênh viện phải có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung khám sức khỏe.
+Phải có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.
– Thứ hai, điều kiện về nhân sự:
+ Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh chữa bệnh phù hợp với chuyên khoa mà người đó được giao trách nhiệm khám. Trường hợp người thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng mà pháp luật không quy định phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh thì phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được phân công.
+ Người kết luận phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh và có thời gian khám bệnh chữa bệnh ít nhất là 54 (năm mươi tư) tháng;
b) Được người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh chữa bệnh phân công thực hiện việc kết luận sức khỏe, ký Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ. Việc phân công phải được thực hiện bằng văn bản và đóng dấu hợp pháp của cơ sở khám bệnh chữa bệnh.
+ Đối với cơ sở khám sức khỏe cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam đi lao động theo hợp đồng ở nước ngoài, học tập ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ sở khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài), ngoài việc đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
a) Người thực hiện khám lâm sàng, người kết luận phải là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;
b) Khi người được khám sức khỏe và người khám sức khỏe không cùng thành thạo một thứ tiếng thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh chữa bệnh.
5. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất năm 2021
Chế độ bệnh nghề nghiệp là một trong những vấn đề an sinh xã hội cần được quan tâm. Hiện nay, nước ta việc thực hiện các chế độ an sinh xã hội còn nhiều điểm bất cập và hạn chế, chỉ tính riêng các chế độ quy định trong luật bảo hiểm xã hội thì việc xác định điều kiện hưởng các chế độ BHXH nói chung và chế độ bệnh nghề nghiệp nói riêng chưa thực sự chính xác, dẫn đến những sai lầm trong quá trình giải quyết, không đảm bảo cho mục tiêu an sinh xã hội của nhà nước. Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cũng là một trong những khó khăn đó.
Để đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, phải đảm bảo các vấn đề sau:
– Thứ nhất, là đối tượng áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp
Căn cứ theo Điều 42 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Dẫn chiếu theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này thì đối tượng áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm:
– Cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc trong thời gian nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 1 năm, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người giám hộ của người dưới 15 tuổi;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, quân nhân chuyên nghiệp; hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Như vậy, chỉ những người thuộc các đối tượng như trên thì mới có thể áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp. Nếu trường hợp người không thuộc các đối tượng này thì không thể áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp, vì vậy những người không thuộc đối tượng trên không đủ điều kiện và mặc nhiên bị loại trừ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Sau khi thuộc vào các đối tượng được áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp thì mới xác định được điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
– Thứ hai, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Căn cứ theo Điều 44 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khi thuộc đối tượng được áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp, xét sang điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Người lao động muốn hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp phải đồng thời thoả mãn hai điều kiện:
– Một là bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
Theo trên, muốn xác định điều kiện này buộc phải dẫn chiếu và xem trên danh mục bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 06 năm 2016 để xem xét bệnh của người lao động có thuộc trong danh mục không. Nếu bệnh của người lao động không thuộc các bệnh trong danh mục theo
– Hai là việc bị bệnh trên phải làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Hai điều kiện này phải đồng thời xảy ra thì người lao động mới đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định do làm việc trong môi trường hoặc nghề có yêu tố độc hại nhưng mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì vẫn xác định người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Tóm lại, để thảo mãn đủ các điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, phải thoả mãn đủ về đối tượng được áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp và các điều kiện được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Trong điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo Điều 44 Luật này, người lao động phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện nhỏ và phải đồng thời xảy ra. Đảm bảo các yêu cầu đó thì người lao động mới được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.