Luật sư cho tôi hỏi: anh trai tôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đua xe trái phép theo Điểm b Khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự.
Luật sư tư vấn bào chữa vụ án hình sự uy tín toàn quốc: 1900.6568
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: anh trai tôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đua xe trái phép theo Điểm b Khoản 2 Điều 265 Bộ luật hình sự. Vậy anh trai tôi sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
1. Quy định về tội tổ chức đua xe trái phép
Tổ chức đua xe trái phép chúng ta có thể hiểu là người tổ chức có hành vi sắp xếp, bố trí, lôi kéo, chuẩn bị phương tiện, địa điểm cho người khác đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Tội tổ chức đua xe trái phép được thực hiện bởi chủ thể là người có năng lực hành vi dân sự có thể chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó người phạm vào tội này thực hiện hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng còn có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Xâm phạm an toàn công cộng là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người ở nơi công cộng, làm cho mọi người hoang mang lo sợ bởi lẽ có rất nhiều vụ tại nạn xảy ra do đoàn đua xe là người gây ra.
Tội tổ chức đua xe trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và bị chịu trách nhiệm hình sự với tội danh này, trong bộ luật hình sự năm 201 sửa đổi năm 2017 đã quy định về hình phạt như sau:
Căn cứ vào Điều 265 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 77 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định như sau:
Khoản 77. Sửa đổi, bổ sung Điều 265 như sau:
“Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép
1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm:
a) Tổ chức cho 10 xe tham gia trở lên trong cùng một lúc hoặc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên trong cùng một lúc;
b) Tổ chức cá cược;
c) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
d) Tại nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
e) Làm chết người;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
i) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, Tội tổ chức đua xe trái phép là hành vi cầm đầu, chỉ huy, rủ rê, lôi kéo người khác hoặc là tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác để họ tham gia vào việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ trái phép.
Hành vi tổ chức đua xe trái phép là hành vi tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có động cơ và được thể hiện bằng việc lập ra kế hoạch, chuẩn bị phương tiện, địa điểm lôi kéo người khác…để tiến hành việc đua xe trái phép tráng được sự dòm ngó của cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này đã xâm phạm đến quy định về trật tự an toàn giao thông đường, bộ, xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng. Đồng thời có xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Người phạm tội tổ chức đua xe trái phép sẽ thuộc vào tội phạm với lỗi cố ý
2. Đua xe trái phép kèm cá cược thắng thua bị xử lý như thế nào?
Đối với tội đua xe trái phép ta có thể hiểu đua xe trái phép là hành vi của hai hoặc nhiều người điều khiển xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chạy thi trên đường bộ nhằm đuổi kịp hoặc vượt người cùng đua.
Chủ thể tham gia vào đua xe trái phép là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và hành vi thực hiện là vừa xâm phạm đến an toàn công cộng vừa xâm phạm đến trật tự công cộng bằng các phương tiện đua như ô tô, xe máy hoặc các loại xe có gắn động cơ.
Hành vi đua xe có thể gây ra hậu quả gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác. Pháp luật quy định đối với thiệt hại về sức khỏe của người khác cũng cần phải có chứng nhận của cơ quan y tế hoặc giám định tỷ lệ thương tật nhưng không bắt buộc mọi trường hợp đều phải có giám định tỷ lệ thương tật mà chỉ cần xác nhận của cơ quan y tế là sức khỏe bị tổn hại; nếu có giám định tỷ lệ thương tật thì mức độ thương tật cũng chỉ cần 1% cũng là gây thiệt hại đến sức khỏe. Chính vì vậy, phạm vào tội đua xe trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại
Từ nội dung quy định ở hai tội danh nêu trên ta có thể thấy, hành vi tổ chức đua xe trái phép là hành vi cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa, rủ rê, lôi kéo người khác hoặc tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác để họ tham gia vào việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ trái phép
Đối với trường hợp phạm tội này thì người tham gia cuộc đua đồng thời là người tham gia cá cược về việc thắng thua của cuộc đua, có nghĩa là vừa có hành vi đua xe trái phép vừa có hành vi đánh bạc.
Người có hành vi tổ chức đua xe trái phép có thể cá cược với người cùng đua xe hoặc cũng có thể các cược với người khác không cùng đua xe. Nếu cá cược với người không cùng đua xe thì người tổ chức đua xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 265 Bộ luật hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm
Theo đó, mức phạt với Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Điểm c khoản 2 Điều 321 được hướng dẫn tại
“Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber…. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.
Đặc biệt, đối với hành vi tổ chức đua xe trái phép dẫn đến làm chết 3 người trở lên hoặc gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương của những người này từ 201% trở lên, gây thiệt hại tài sản từ 1,5 tỉ đồng trở lên đều có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, anh trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm b Khoản 2 Điều 265 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017, vậy anh trai bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm