Quy định về người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự? Quy định về các khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự? Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải?
Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội và được quy định cụ thể trong
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự:
Theo Điều 298 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự có nội dung cụ thể như sau:
– Chủ tàu được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 299 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
– Quyền được giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu theo quy định của pháp luật cũng áp dụng theo nguyên tắc tương tự đối với người cứu hộ, người khai thác tàu, người thuê tàu và người quản lý tàu mà chủ tàu hoặc những người đó phải chịu trách nhiệm về hành động, sự sơ suất hoặc sai lầm của mình.
– Đối với trường hợp người được bảo hiểm có quyền giới hạn trách nhiệm của mình đối với các khiếu nại hàng hải thì người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải đó cũng có quyền được giới hạn trách nhiệm của mình tương tự như người được bảo hiểm.
– Việc sử dụng quyền giới hạn trách nhiệm không có nghĩa là người được quyền giới hạn trách nhiệm đã thừa nhận mọi trách nhiệm về mình.
– Các chủ thể là người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự theo quy định của Chương XVII pháp luật hàng hải mất quyền giới hạn trách nhiệm dân sự của mình, nếu tổn thất được chứng minh là hậu quả của việc người đó đã có lỗi trong việc gây ra tổn thất đó theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, người được quyền giới hạn trách nhiệm dân sự đã được pháp luật hàng hải quy định khá cụ thể. Các chủ thể cần tuân thủ quy định được nêu trên để đảm bảo quyền lợi của mình.
2. Quy định về các khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự:
2.1. Các khiếu nại hàng hải là gì?
Khiếu nại nói chung theo Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 đã đưa ra quy định sau:
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Còn khiếu nại hàng hải được hiểu là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.
Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.
Các chủ thể là người có khiếu nại hàng hải theo quy định pháp luật có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.
2.2. Các khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự:
Theo Điều 299 Bộ Luật hàng hải Việt Nam quy định về các khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự có nội dung như sau:
– Khiếu nại về chết, bị thương hoặc các tổn hại khác về sức khỏe con người; mất mát, hư hỏng đối với tài sản, kể cả hư hỏng công trình cảng, vùng neo đậu, luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải, đã xảy ra trên tàu biển hoặc có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển hoặc hoạt động cứu hộ và những tổn thất là hậu quả phát sinh từ các hoạt động đó là khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại về tổn thất là hậu quả từ việc chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý bằng đường biển là khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại về những tổn thất khác là hậu quả từ vi phạm quyền lợi ngoài hợp đồng đã xảy ra có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển hoặc hoạt động cứu hộ là khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại về việc trục vớt, di chuyển, phá bỏ hoặc làm vô hại tàu biển bị chìm đắm, phá hủy hoặc bị bỏ lại, kể cả các tài sản hiện còn hoặc đã từng ở trên tàu là khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại về việc di chuyển, tiêu hủy hoặc làm cho vô hại hàng hóa vận chuyển trên tàu biển là khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại của người không phải là người chịu trách nhiệm dân sự về những biện pháp mà người này đã thực hiện để ngăn ngừa hoặc hạn chế các tổn thất mà người chịu trách nhiệm dân sự có quyền giới hạn trách nhiệm của mình và những tổn thất phát sinh thêm từ việc thực hiện các biện pháp đó là khiếu nại hàng hải áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
2.3. Các khiếu nại hàng hải không áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự:
Theo Điều 300 Bộ Luật hàng hải Việt Nam quy định các khiếu nại hàng hải không áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự có nội dung như sau:
– Khiếu nại về tiền công cứu hộ hoặc chi phí đóng góp tổn thất chung không áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại về thiệt hại do ô nhiễm dầu không áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại về thiệt hại do ô nhiễm phóng xạ hạt nhân không áp dụng giới hạn trách nhiệm dân sự.
– Khiếu nại của những người làm công cho chủ tàu, cho người cứu hộ mà nhiệm vụ của họ có liên quan đến hoạt động của tàu biển hoặc đến hoạt động cứu hộ; khiếu nại của những người thừa kế của họ, những người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc của người khác được quyền khiếu nại tương tự, nếu theo luật điều chỉnh
3. Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải:
Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải theo Điều 301 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 được quy định cụ thể như sau:
– Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải trong trường hợp chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe xảy ra cho hành khách và mất mát, hư hỏng hành lý được vận chuyển bằng đường biển áp dụng theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
– Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải khác trong trường hợp chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe xảy ra cho những người không phải là hành khách được quy định cụ thể như sau:
+ 167.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển đến 300 GT.
+ 333.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT.
+ Đối với tàu biển từ trên 500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp dụng cho 500 GT đầu tiên, giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau: 500 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 3.000; 333 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 3.001 đến GT thứ 30.000; 250 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 30.001 đến GT thứ 70.000; 167 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 70.001 trở lên.
– Mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải khác được quy định cụ thể như sau:
+ 83.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển không quá 300 GT.
+ 167.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT.
+ Đối với tàu biển từ trên 500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp dụng cho 500 GT đầu tiên, giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau: 167 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 30.000; 125 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 30.001 đến GT thứ 70.000; 83 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 70.001 trở lên.
– Trong trường hợp tổng số tiền được tính theo khoản 2 Điều 301 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 không đủ để trả cho các khiếu nại hàng hải đó thì tổng số tiền được tính theo khoản 3 Điều này sẽ được sử dụng để trả cho những khoản tiền thiếu đối với khiếu nại hàng hải theo khoản 2 Điều 301 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 và khoản tiền thiếu này được tính theo tỷ lệ tương ứng với các khiếu nại hàng hải khác tại khoản 2 Điều 301 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 .
– Khiếu nại hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều 301 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 liên quan đến thiệt hại xảy ra đối với các công trình cảng, vùng neo đậu, luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải được ưu tiên giải quyết trước theo quy định pháp luật hàng hải.
– Giới hạn trách nhiệm đối với người cứu hộ không hoạt động trên một tàu biển nào hoặc chỉ hoạt động trên chính tàu biển mà người đó đang cung cấp các dịch vụ cứu hộ hoặc liên quan đến nó được tính tương đương với một tàu 1.500 GT.
– Các giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 301 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 sẽ được áp dụng cho tổng giá trị các khiếu nại phát sinh trong cùng một vụ việc riêng biệt.
– Mức giới hạn trách nhiệm dân sự quy định tại Điều 301 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.
Như vậy, pháp luật hàng hải đã đưa ra quy định chi tiết về mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải. Việc xác định, thực hiện mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải cần đảm bảo quy định được nêu trên để quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan được bảo đảm.