Bảo hiểm thân thể là loại bảo hiểm phổ biến và được áp dụng hầu hết với mọi đối tượng từ học sinh cho đến sinh viên, nhân viên, người lao động,.... nhằm để hỗ trợ về mặt tài chính khi có rủi ro về bệnh tật, tai nạn xảy ra, hỗ trợ khám chữa bệnh. Vậy mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm thân thể học sinh là gì?
Bảo hiểm thân thể là loại bảo hiểm phổ biến và được áp dụng hầu hết với mọi đối tượng từ học sinh cho đến sinh viên, nhân viên, người lao động,…. nhằm để hỗ trợ về mặt tài chính khi có rủi ro về bệnh tật, tai nạn xảy ra, hỗ trợ khám chữa bệnh. Đây là một loại hình bảo hiểm tự nguyện và có thời hạn chỉ trong 01 năm. Loại bảo hiểm này sẽ được cung cấp miễn phí hoặc bán với mức giá thấp giúp cho tất cả các đối tượng có thể tham gia và nhận được nhiều các quyền lợi từ việc tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm thân thể học sinh là loại bảo hiểm dành cho sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trong trường hợp các học sinh gặp rủi ro hoặc tai nạn.
Đối tượng tham gia bảo hiểm thân thể học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau: từ các học sinh lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đến học sinh trung học phổ thông hay trung cấp nghề và cả các học sinh sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học, trung cấp và cả những cơ sở dạy nghề tại Việt Nam – tất cả đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, để được tham gia bảo hiểm thân thể thì những người tham gia bảo hiểm phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam, không mắc phải những loại bệnh có liên quan tới thần kinh mà không bị tàn phế hoặc là bị thương tật vĩnh viễn trên 50%. Bên cạnh đó, những người tham gia bảo hiểm cũng phải nằm ở trong độ tuổi cho phép cùng với độ tuổi này cũng đã được quy định sẽ phụ thuộc vào từng chính sách của công ty bảo hiểm.
2. Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh:
2.1. Mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh:
Tùy theo loại hình bảo hiểm và nhu cầu mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các gói bảo hiểm khác nhau cho con em mình. Để biết mức phí bảo hiểm phải đóng thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng công thức sau:
Mức đóng bảo hiểm thân thể cho học sinh sinh viên = Giá trị bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm. Trong đó, tỷ lệ của phí bảo hiểm sẽ được tính theo phạm vi bảo hiểm A, B, C, D như sau:
– Phạm vi A: Bảo hiểm đối với các trường hợp chết do bệnh tật hoặc là do tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,20%)
– Phạm vi B: Bảo hiểm đối với những trường hợp do tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,15%)
– Phạm vi C: Bảo hiểm đối với những trường hợp nằm viện do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,30%)
– Phạm vi D: Bảo hiểm đối với những trường hợp phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,10%)
Ví dụ như: nếu cha mẹ muốn mua bảo hiểm có giá trị là 30 triệu đồng cho con của mình, gồm các phạm vi bảo hiểm A, B, C, D thì khi đó mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh sẽ là: 30 triệu đồng x (0,20% + 0,15% + 0,30% + 0,10%) = 225,000 đồng/ 12 tháng.
Lưu ý rằng, nếu muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm thì khi đó cha mẹ sẽ đóng thêm các khoản phụ phí khác theo quy định của công ty bảo hiểm.
2.2. Mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh:
Biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể phụ thuộc vào lựa chọn của người mua đối với mệnh giá bảo hiểm và những phạm vi bảo hiểm tham gia. Với đa số những gói bảo hiểm thân thể học sinh hiện có thì người mua có thể chọn mệnh giá bảo hiểm trong khoảng từ 1 triệu cho đến 100 triệu đồng, với thời hạn bảo hiểm 12 tháng.
Tiền phí bảo hiểm = mệnh giá bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm. Ví dụ như, một sản phẩm bảo hiểm thân thể học sinh có những phạm vi bảo hiểm A, B, C, D như dưới đây:
A – chết do bệnh tật hoặc tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.20%)
B – thương tật do tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.15%)
C – nằm viện do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.30%)
D – phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.10%)
Người mua muốn tham gia các phạm vi A, B, C với tổng số tiền bảo hiểm là 30 triệu đồng. Như vậy thì phí bảo hiểm sẽ là: 30 triệu x (0.20% + 0.15% + 0.30%) = 195.000 đồng/năm.
Người mua sẽ có thể cần đóng thêm phụ phí để mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc khí gas…
3. Các trường hợp không được chi trả bảo hiểm thân thể học sinh:
Các trường hợp không được chi trả bảo hiểm thân thể học sinh bao gồm có:
– Người được bảo hiểm có hành động cố ý gây thương tích cho chính bản thân mình để được nhận bảo hiểm;
– Xảy ra tai nạn khi đang ở trong tình trạng say rượu, bia hoặc sử dụng ma túy;
– Bị thương khi mà tham gia đánh nhau trừ khi xác nhận từ cơ quan chức năng hành vi đánh nhau đó là hành động tự vệ;
– Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc là người thừa kế hợp pháp (trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi);
– Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp do có sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích khác;
– Người được bảo hiểm từ 14 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, những quy định của nhà trường, chính quyền địa phương;
– Điều trị hoặc là sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ hay các cơ sở ý tế;
– Bị mắc bệnh nghề nghiệp và bị cảm đột ngột, trúng gió, bệnh tật,… các tai biến trong quá trình điều trị bệnh;
– Những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thức ăn đồ uống;
– Xảy ra những thảm họa thiên nhiên như: động đất, bão lũ, hỏa hoạn,… hoặc chiến tranh.
4. Nội dung hợp đồng bảo hiểm thân thể học sinh:
Các nội dung chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm thân thể học sinh gồm có:
– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu như có), doanh nghiệp bảo hiểm.
– Đối tượng của bảo hiểm.
– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc là giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Trong đó, số tiền bảo hiểm hoặc là phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận với nhau trong hợp đồng bảo hiểm.
– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, các điều khoản bảo hiểm. Trong đó, Quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn được xem xét chi trả khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
+ Người được bảo hiểm bị mất, liệt hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng của: hai tay; hoặc là hai chân; hoặc một tay và một chân; hoặc hai mắt; hoặc một tay và một mắt; hoặc là một chân và một mắt. Trong trường hợp này, mất hoàn toàn, liệt hoàn toàn và không thể nào phục hồi được chức năng của tay được tính từ cổ tay trở lên; mất hoàn toàn, liệt hoàn toàn và không thể nào phục hồi được chức năng của chân được tính từ mắt cá chân trở lên; mất hoàn toàn và không thể nào phục hồi được chức năng của mắt được hiểu là mất hoàn toàn hoặc mù hoàn toàn;
+ Người được bảo hiểm bị tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên theo xác nhận của cơ quan y tế hoặc là Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc là tổ chức giám định y tế hợp pháp được doanh nghiệp bảo hiểm hay chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chấp thuận.
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm hay chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm.
– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm mà có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
– Mức phí bảo hiểm, phương thức để đóng phí bảo hiểm.
– Phương thức để bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
– Phương thức để giải quyết tranh chấp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
THAM KHẢO THÊM: