Mức đóng và các trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021. Các trường hợp bắt buộc phải đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 đối với người lao động và người sử dụng lao động.
Dựa vào mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội mà khi người lao động thai sản, ốm đau, tai nạn, ngừng việc,.. cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ chi trả để bù đắp một phần thu nhập bị mất của người lao động trong các trường hợp này. Vậy những đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội và phải tham gia bảo hiểm xã hội với mức đóng là bao nhiêu đều được pháp luật bảo hiểm xã hội quy định.
Tư vấn các trường hợp bắt buộc phải đóng, mức đóng BHXH trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Dựa trên cơ sở pháp lý tại Điều 2, Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội (hay chính là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) và quy định cả mức đóng cụ thể cho những trường hợp này như sau:
Trường hợp 1: Công dân Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thuộc những trường hợp sau:
+ Người làm việc giao kết hợp đồng lao động theo một trong các loại sau đây: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Vậy nên, người lao động cứ giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả tự mình giao kết hay được giao kết thông qua người đại diện theo pháp luật (người dưới 15 tuổi lao động trong một số ngành nghề theo quy định của pháp luật về lao động) thì thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội.
Việc quy định đối tượng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến 03 tháng thuộc trường hợp này là quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế 2014. Quy định này hỗ trợ tốt hơn cho đối tượng lao động ngắn hạn này nhưng lại là vấn đề với đơn vị sử dụng lao động. Vì việc đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng này sẽ khiến bên sử dụng lao động gặp phiền phức bởi lượng lao động này không ổn định, thường xuyên chuyển chỗ làm, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất có tính mùa vụ, sử dụng nhiều lao động ngắn hạn.
Tiếp theo là những đối tượng giao kết hợp đồng làm việc, hưởng lương theo cấp bậc, hệ số lương, phụ cấp và chuyên môn kỹ thuật (nếu có):
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu bao gồm: Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức và được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh; Lao động hợp đồng trong phạm vi chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hoặc làm việc theo
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Mức đóng với trường hợp 1 là:
+ Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, nhóm đối tượng này phải nộp tổng 26% so với mức tiền lương vào quỹ bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động chịu 8% còn người sử dụng lao động chịu 18%.
Ví dụ: A là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo trường hợp 1 này, có mức tiền lương tháng là 4.000.000 đồng. Mức đóng bảo hiểm xã hội của A hằng tháng sẽ là:
- A đóng 4.000.000 x 8%= 320.000 đồng vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Người sử dụng lao động đóng 4.000.000 x18%= 720.000 đồng (trong đó: 4.000.000 x3%= 120.000 đ vào quỹ ốm đau và thai sản, 4.000.000 x1%=40.000đ vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 4.000.000 x14%=560.000đ vào quỹ hưu trí và tử tuất)
- Số tiền lương của A thực lĩnh sẽ là 4.000.000 – 320.000= 3.680.000 đồng.
Đây là nhóm đối tượng lao động chủ yếu trong xã hội hiện nay nên được Nhà nước ưu ái và cân bằng nhiều lợi ích nhất khi tham gia lao động. Người sử dụng lao động phải chịu mức đóng cao hơn người lao động và còn phải đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – quỹ mà người lao động không phải đóng, quỹ này là quyền lợi dành cho người lao động khi bị rủi ro lao động hay bảo vệ sức khỏe người lao động trong độ tuổi lao động.
Trường hợp 2: Công dân Việt Nam là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Mức đóng với trường hợp 2 là:
+ Người lao động thuộc đối tượng này không phải đóng bảo hiểm xã hội
+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động: 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kể từ ngày 01/07/2018, mức lương cơ sở được quy định bằng 1.390.000 đồng/tháng.
Trường hợp 3: Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mức đóng với trường hợp 3 là:
+ Đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi ra nước ngoài làm việc: hằng tháng đóng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người đó trước khi đi làm việc ở nước ngoài vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần: hằng tháng đóng bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ví dụ: Trước khi B đi làm việc tại nước ngoài đang đóng bảo hiểm xã hội với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 4.000.000 thì sau khi đi mức đóng sẽ là 4.000.000 x 22%= 880.000đ vào quỹ hưu trí và tử tuất. Còn nếu trước khi đi nước ngoài làm việc mà B chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng là 22% x 2 x (mức lương cơ sở).
Với đối tượng này luật chỉ quy định việc đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động còn bên sử dụng lao động là công ty nước ngoài thì dĩ nhiên sẽ theo công ty nước ngoài và có những chế độ, quyền lợi dành cho người lao động theo luật định của nước đó.
Trường hợp 4: Công dân Việt Nam hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Mức đóng với trường hợp 4 là: Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng cho người lao động 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức lương cơ sở hiện nay (từ 01/07/2018 trở đi) là 1.390.000 đồng.
Trường hợp 5: người lao động và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán
Mức đóng với trường hợp 5 là:
+ Người lao động hằng tháng đóng 8% mức lương phải tham gia bảo hiểm xã hội theo luật định vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng cho người lao động 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất dựa trên quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
Ngoài những trường hợp trên, Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cũng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Mức đóng của người lao động và bên người sử dụng lao động này sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp như phân tích ở trên để trích tỷ lệ phần trăm lương tham gia bảo hiểm xã hội. Ví dụ như: công dân nước ngoài tại Việt Nam được cấp phép lao động vào làm tại 1 công ty tại Việt Nam thì có mức đóng là 8% mức tiền lương tháng và người sử dụng lao động hằng tháng đóng 18% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như phân tích tại phần 1.
Tóm lại,
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
- 2 2. Hợp đồng lao động bán thời gian có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- 3 3. Có được thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với người lao động
- 4 4. Chủ sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động
- 5 5. Công ty dưới 10 người lao động có phải đóng bảo hiểm không?
- 6 6. Người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
1. Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia làm việc ở 02 công ty và đều ký kết Hợp đồng lao động không thời hạn. Tôi ký Hợp đồng lao động với Công ty 1 được 14 tháng và Công ty đã đóng BHXH, BHYT, BHTN cho tôi đầy đủ. Còn Công ty 2 thì mặc dù đã ký kết Hợp đồng lao động với tôi được 12 tháng nhưng lại không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho tôi mặc dù tôi đã yêu cầu phía công ty nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Vậy tôi nên làm gì để đòi phía Công ty 2 phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho tôi. Và Công ty 2 làm như vậy có vi phạm Bộ luật lao động hoặc Luật BHXH không? Kính mong Công ty Luật DƯƠNG GIAlaw giải đáp giúp tôi trường hợp trên. Tôi mong sớm nhận được câu trả lời từ Công ty Luật DƯƠNG GIAlaw. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghĩa vụ của người lao động tại điểm đ Khoản 2 Điều 6: “ đ)Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế”. Như vậy khi bạn tham gia vào một quan hệ lao động thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tự nguyện trong khoảng thời gian bạn làm việc tại công ty.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn làm việc tại hai công ty và tại công ty 1 bạn có thời gian làm trước và đã đóng bảo hiểm đầy đủ. Về mặt nguyên tắc thì một người chỉ được đóng một sổ bảo hiểm, tuy không được quy định cụ thể trong Luật bảo hiểm xã hội nhưng tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Điều 63. Xử lý một số tồn tại trong công tác cấp sổ BHXH.
“1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
2. Một người có từ 02 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH hướng dẫn người lao động lựa chọn 01 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH, BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Các sổ BHXH còn lại thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3 Điều 48. Trường hợp sổ BHXH bị thu hồi mà đơn vị đề nghị cấp sổ BHXH đã giải thể thì thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho người lao động. Khi thu hồi sổ BHXH, đồng thời phải thu hồi các khoản trợ cấp BHXH đã chi trả trước đó (nếu có).
3. Số sổ BHXH hủy do gộp sổ BHXH phải chuyển về Trung tâm Thông tin BHXH Việt Nam tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung để BHXH tỉnh, BHXH huyện tra cứu khi xác nhận và giải quyết các chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
4. Một số sổ BHXH được cấp cho 2 hay nhiều người thì cơ quan BHXH giữ lại số sổ BHXH đã cấp cho người có thời gian tham gia BHXH nhiều nhất, các sổ BHXH còn lại thì thu hồi và cấp lại sổ theo số sổ mới.
5. Sổ BHXH đã xác nhận thời gian đóng BHXH nhưng người lao động không nhận thì sau 12 tháng kể từ khi xác nhận sổ đơn vị phải chuyển cho cơ quan BHXH để lưu trữ. Khi người lao động có yêu cầu thì trả lại sổ BHXH cho người lao động.
6. Đối với người đã được cơ quan BHXH cấp giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng (mẫu số C15-TS): Trường hợp Nhà nước có điều chỉnh điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người tham gia có yêu cầu thì nộp giấy xác nhận cho cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc tạm trú để cấp lại bìa sổ BHXH, tờ rời sổ in thời gian đóng BHXH chưa hưởng làm căn cứ giải quyết.”
Như vậy, việc công ty 2 không làm sổ cho bạn là có căn cứ, đúng với quy định của pháp luật về bảo hiểm và lao động vì bạn đã làm việc tại công ty 1 là 14 tháng, làm cho công ty 2 là 12 tháng khoảng thời gian này gần như là trùng nhau, bạn song song làm việc cho hai công ty thì bạn chỉ được lựa chọn một sổ bảo hiểm theo quy định trên. Hơn nữa các dữ liệu thông tin về việc tham gia bảo hiểm của bạn sẽ được lưu lại trên trang quản lý chung của bên quản lý bảo hiểm và việc bạn muốn công ty 2 đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện sẽ không đúng với quy định của pháp luật, bên nếu đóng cũng sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi xảy ra các vấn đề liên quan.
2. Hợp đồng lao động bán thời gian có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hiện tại tôi đang làm cho một công ty tư nhân, dạng hợp đồng lao động bán thời gian (làm 4 giờ/ngày). Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 2 bộ “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021” : “Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.
Vì câu hỏi của bạn không nêu rõ hợp đồng bạn ký với công ty đó có thời hạn là bao lâu, là loại
Trường hợp thứ nhất: hợp đồng bạn ký với công ty của bạn là loại hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng, trường hợp này bạn sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp thứ hai: hợp đồng bạn ký với công ty của bạn là loại hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, hoặc hợp đồng không xác định thời hạn bạn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 2 bộ luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
3. Có được thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp của bên Hàn quốc có chi nhánh tại Việt Nam, bên tôi có sử dụng 300 lao động, trong số đó có một số người không muốn đóng bảo hiểm, và họ yêu cầu với công ty là sẽ không tham gia bảo hiểm xã hội, vậy họ nói như vậy chúng tôi có được phép thỏa thuận với họ hay không? Làm như vậy có bị xử phạt hay không ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” quy định
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động. “
Như vậy, bảo hiểm xã hội mang tính bắt buộc khi người lao động ký kết hợp đồng với người sử dụng lao động, chính vì vậy mà bên bạn không được thỏa thuận như vậy với người lao động, thỏa thuân như vậy là trái luật.
Theo quy định của nghị định 95/2013/NĐ – CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, bên công ty bạn không được phép thỏa thuận về việc không đóng bảo hiểm với người lao động.
4. Chủ sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về vấn đề bảo hiểm xã hội, hiên tại tôi đang làm ở một công ty bảo vệ tại tỉnh lào cai, tôi ký hợp đông với công ty từ năm 2009 theo hợp đồng tôi ký có nghỉ sau thời gian làm việc là một năm tôi sẽ được tăng lương và đóng bảo hiểm. Vậy mà đến năm nay 4/2016 tôi vẫn không được đóng bảo hiểm từ khi vào làm lương khởi điểm là 1.500.000 là năm 2009 đên nay là 2016 mơi được 2.800.000.trong khi hợp đồng tôi ký là sau một năm làm việc lương của tôi sẽ tăng 3.000.000 .kính mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, bạn đã làm việc cho công ty từ năm 2009 đến nay là năm 2016:
– Trường hợp 1: Bạn và công ty đã ký kết loại hợp đồng lao đồng không xác định thời hạn;
– Trường hợp 2: Bạn và công ty đã ký kết loại
– Trường hợp 3: Bạn và công ty đã ký kết loại hợp đồng xác định thời hạn, khi hợp đồng hết thời hạn bạn và công ty không ký thêm bất cứ một hợp đồng nào nữa, trong trường hợp này, hợp đồng mà bạn đã giao kết với công ty sẽ trở thành loại hợp đồng không xác định thời hạn.
Vì tính chất của loại hợp đồng lao động xác định thời hạn là chỉ được ký thêm một lần, nên nếu trong trường hợp hợp đồng lao động của bạn với công ty chưa được thanh lý hợp đồng hoặc bạn có nghỉ việc một thời gian trong quá trình làm việc thì hợp đồng lao động giao kết giữa bạn và công ty hiện nay là loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Trong hợp đồng lao động mà bạn ký kết với công ty có ghi sau thời gian làm việc là một năm bạn sẽ được tăng lương và đóng bảo hiểm, cụ thể là sau một năm làm việc, mức lương của bạn sẽ tăng từ mức lương khởi điểm là 1.500.000đ lên 3.000.000đ. Tuy nhiên, đến nay là tháng 4/2016 bạn vẫn chưa được tham gia bảo hiểm xã hội và lương chỉ tăng từ 1.500.000đ lên 2.800.000đ.
Về vấn đề tiền lương. Theo Điều 102 “Bộ luật lao động 2019” quy định về chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương như sau:
“Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.”
Theo Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiếu vùng,
Theo Phụ lục danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2016 ban hành kèm theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP
Sau khi xác định mức lương tối thiểu, nếu mức lương hàng tháng của bạn thấp hơn mức lương tối thiểu vùng so với quy định trong luật hiện hành thì công ty bạn đã vi phạm về mức lương tối thiểu khi trả lương cho người lao động. Vì công ty trả lương cho bạn thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định thì sẽ bị xử phạt.
Nếu trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty có ghi rõ các thỏa thuận về vấn đề nâng lương mà không vi phạm các quy định của pháp luật như bạn có nói đến thì bạn có thể liên hệ với phía bên công ty để thắc mắc và nhận giải đáp về việc không được nâng lương đúng theo hợp đồng lao động mà bạn đã ký kết.
Về vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội, theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động
Trong trường hợp này, bạn đã ký hợp đồng lao động với công ty nên bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Và sau khi ký kết hợp đồng lao động với công ty thì công ty phải có trách nhiệm lập hồ sơ để bạn được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Hơn nữa, hành vi không lập hồ sơ để bạn được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của công ty là hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, vì vậy công ty sẽ bị lập biên bản xử phạt khi không tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội:
“3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a.Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;”
Như vậy, do không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, công ty sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, do không tiến hành lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn, công ty sẽ bị lập biên bản và xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
Như vậy, với hành vi vi phạm trên, công ty sẽ bị lập biên bản và buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm của mình.
5. Công ty dưới 10 người lao động có phải đóng bảo hiểm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em mới thành lập 2016, công ty làm về lĩnh vực thương mại có 6 nhân viên thôi, có quy định bắt buộc phải đóng bào hiểm cho nhân viên cho công ty không vì công ty có dưới 10 nhân viên, nếu có xin luật sư cho biết thông tư, nghị định văn bản quy định điều này. Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; […]”
Khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”
Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, thì tính từ thời điểm 01/01/2016 thì những ngời lao động theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ( từ 1/1/2018 là người làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở đi); bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
Pháp luật không đặt ra quy định đơn vị dưới 10 người lao động thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế vì vậy, trong trường hợp này, công ty vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế cho nhân viên.
6. Người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật Dương Gia: Cơ quan tôi ký hợp đồng với lao động hết tuổi 60. Người này tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị chưa đủ 20 năm. Nay cơ quan ký tiếp hợp đồng 1 năm thì có phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động này không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí (60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ) nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội (20 năm) và thuộc một trong các đối tượng trên thì công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 166 “Bộ luật lao động 2019” quy định về người lao động cao tuổi như sau:
“Điều 166. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.”
Điều 187 “Bộ luật lao động 2019” quy định: Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Như vậy, khi lao động nam trên 60 tuổi vẫn tiếp tục làm việc được xem là người lao động cao tuổi.
Luật sư tư vấn người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không:1900.6568
Do đó, khi sử dụng lao động cao tuổi, chủ sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định tại “Bộ luật lao động 2019” và Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
+ Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
+ Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động cao tuổi 6 tháng một lần.
+ Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
+ Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.