Mức đóng kinh phí công đoàn? Kinh phí công đoàn có bắt buộc không? Phương thức và nguồn đóng kinh phí công đoàn. Chế tài xử lý khi vi phạm quy định về đóng phí công đoàn.
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội và đặc biệt là đối với người lao động, Khi tham gia công đoàn thì Kinh phí công đoàn có bắt buộc không?Mức đóng kinh phí công đoàn như thế nào? là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn. Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây
Nghĩa vụ đóng kính phí công đoàn thuộc về doanh nghiệp
- 1 1. Công đoàn là gì?
- 2 2. Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động
- 3 3. Đối tượng có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn
- 4 4. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
- 5 5. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
- 6 6. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
- 7 7. Chế tài xử lý khi vi phạm quy định về đóng phí công đoàn
1. Công đoàn là gì?
Theo Điều 1 Luật công đoàn 2012 quy định về Công đoàn như sau:
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động
Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:
– Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:
Giúp đỡ người lao động trong hoạt động kí kết hợp đồng lao động, tư vấn ch người lao động biết quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng mà họ kí kết, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Giúp người lao động tránh rủi ro pháp lý khi không nắm được nội dung hợp đồng mà vi phạm.
Tham gia, thương lượng, kí kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện trong quan hệ lao động mà hai bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua thương lượng tập thể. Đây là văn bản để người lao động trên sở thỏa thuận, thương lượng bằng sức mạnh của tập thể để tạo sức ép cho người sử dụng lao động đưa ra những yếu tố có lợi cho người lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên không được trái quy định của pháp luật. Do đó cần có sự tham gia của tổ chức Công đoàn.
Bên cạnh đó tổ chức công đoàn còn tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động. Thực hiện việc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Tiến hành tư vấn pháp luật cho người lao động để người lao động để người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi quyền lợi của người lao động, tập thể lao động bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp cần khởi kiện ra tòa thì tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động, người lao động khi được người lao động ủy quyền.
Bên cạnh đó tổ chức Công đoàn được tổ chức, lãnh đạo tập thể người lao động đình công theo quy định của pháp luật.
Giúp hài hòa, ổn định cùng nhau phát triển giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài ra Công đoàn còn có chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Vận động người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.
3. Đối tượng có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn
Căn cứ vào Điều 4
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Căn cứ vào Điều 5
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
5. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Theo đó, phương thức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp được xác định như sau:
– Với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh: đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
– Với doanh nghiệp khác: đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
6. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
Căn cứ vàoĐiều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về Nguồn đóng kinh phí công đoàn như sau :
1. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
7. Chế tài xử lý khi vi phạm quy định về đóng phí công đoàn
Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn vi phạm quy định về đóng phí công đoàn, bạn sẽ phải chịu các chế tài hành chính được quy định tại điều 24c
– Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
– Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập
– Biện pháp khắc phục hậu quả: