Mức đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động là nguyên tắc cơ bản của Luật bảo hiểm xã hội 2014
Mức đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Trước hết để hiểu về nguyên tắc này chúng ta phải hiểu bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là hình thức bảo hiểm xã hội mà luật quy định bắt buộc chủ thể tham gia, về chế độ và mức phí đóng.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức mà người lao động được lựa chọn mức phí đóng trên cơ sở người lao động xem xét mức thu nhập của mình tới đâu và tự mình lựa chọn mức phí đóng bảo hiểm xã hội.
Thu nhập được bảo hiểm xã hội là phần thu nhập của người lao động tham gia bảo hiểm mà nếu nó biến động giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm thì tố chức bảo hiểm xã hội phải chi trả trợ cấp để thay thế hoặc bù đắp một phần cho họ.
Cơ sở pháp lý:
Nguyên tắc này được ghi nhận tại điểm 2, Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Nội dung nguyên tắc:
Mức thu nhập bảo hiểm là mức tiền lương hoặc mức thu nhập bằng tiền nào đó do Nhà nước quy định. Trên cơ sở mức sống, mức thu nhập bình quân thức tế của đại đa số người lao động, mức thu nhập bình quân đầu người… Nhà nước quy định lựa chọn mức thu nhập được bảo hiểm để đảm bảo cho mức thu nhập này luôn thăng bằng tương đối, nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động tham gia bảo hiểm và gia đình họ.
Trong thực tế có hai cách để lựa chọn mức thu nhập được bảo hiểm tùy theo đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Cách thứ nhất là lấy tiền lương làm cơ sở để quy định mức thu nhập được bảo hiểm. Cách thứ hai là quy định mức thu nhập nhất định đối với người được bảo hiểm. Mỗi cách đều có những tác dụng riêng nhưng thông thường người ta lấy tiền lương làm căn cứ để xác định mức thu nhập được bảo hiểm.
Đối với hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức phí đóng sẽ dựa trên tiền lương của người lao động. Để đảm bảo tính hợp lý khi thu phí bảo hiểm xã hội cần phải có căn cứ để đưa ra những mức đóng góp phù hợp với người lao động. Tiền lương của người động được lấy làm cơ sở để tính mức đóng bảo hiểm bắt buộc bắt buộc, điều này là hợp lí. Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với người lao động có thời hạn làm việc ở mức nhất định, thu nhập ổn định. Theo đó tùy thuộc vào mức lương của mình mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo các định mức mà pháp luật đặt ra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện, họ không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với các đối tượng thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, tổ chức bảo hiểm có thể thiết kế nhiều mức phí bảo hiểm và thể thức đóng góp khác nhau để người tham gia tự nguyện lựa chọn cho phù hợp. Những đối tượng này được phép căn cứ vào khả năng thu nhập của họ để lự.a chọn mức đóng phù hợp với nhu cầu của bản thân hoặc lựa chọn phương thức đóng (đóng theo tháng, theo quý hoặc theo năm). Đây là một quy định rất linh hoạt tạo điều kiện cho những người có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội được tham gia đóng bảo hiểm.
Ý nghĩa của nguyên tắc:
– Nguyên tắc này trước hết làm căn cứ để hưởng bảo hiểm một cách công bằng trong xã hội
– Giúp nhà nước dễ dàng quản lý, cũng như dễ dàng thực thi các chính sách bảo hiểm xã hội trên thực tế.
– Góp phần đảm bảo chế độ của quỹ một cách ổn định.