Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì? Mục đích đối thoại định kỳ tại nơi làm việc? Quy trình tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
Đối thoại tại nơi làm việc là hoạt động bắt buộc diễn ra giữa hai bên là người sử dụng lao động và người lao động với mục đích sâu xa là hiểu ra được “tâm tư, nguyện vọng”, cải thiện mối quan hệ lao động một cách thiện chí và hợp tác. Đối thoại tại nơi làm việc có thể được diễn ra dựa vào các trường hợp khác nhau, trong đó, đối thoại định kỳ là hình thức đối thoại điển hình, có ý nghĩa quan trọng, với những mục đích, quy trình tổ chức riêng.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
1. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì?
Đối thoại tại nơi làm việc được giải thích theo Khoản 1, Điều 63 Bộ luật lao động là “việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.“
Đối thoại tại nơi làm việc là một hình thức đối thoại xã hội tại cấp doanh nghiệp; được thực hiện bởi hai chủ thể chính của quan hệ lao động là người lao động (hoặc đại diện tập thể lao động) và ngươi sử dụng lao động. Mục tiêu hướng đến của đối thoại tại nơi làm việc là xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Đồng thời, đối thoại tại nơi làm việc là một biện pháp quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là một trong các trường hợp mà người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, diễn ra ít nhất 01 năm một lần, với sự tham gia của người lao động (hoặc đại diện tập thể lao động) theo đúng số lượng, thành phần tham gia được pháp luật quy định, nhằm chia sẻ thông tin, thảo luận, trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên trong một khoảng thời gian dài.
Trước đây, trong
Việc không tổ chức đối thoại định kỳ có thể khiến người sử dụng lao động bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính là phạt từ với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật. (Khoản 1, Điều 14,
2. Mục đích đối thoại định kỳ tại nơi làm việc:
Mục đích của đối thoại đình kỳ tại nơi làm việc mang tính khái quát và bao trùm các mục đích của tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc các bên hay khi có các vụ việc được pháp luật quy định phải tổ chức đối thoại (như xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; thường,….).
Nếu như mục đích chính của đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một hoặc các bên là việc giải quyết quyền lợi, yêu cầu của các bên yêu cầu; đối thoại tại nơi làm việc theo vụ việc thì phải giải quyết được nội dung cốt lõi của vụ việc; thì đối thoại định kỳ bao trùm hết tất cả, nó có thể giải quyết tất cả những vấn đề, nội dung bắt buộc theo theo quy định tại Điều 64 Bộ luật lao động, bởi nhà nước cho phép đối thoại hết những nội dung mà một hoặc các bên quan tâm.
Mục tiêu của đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Hài hòa là quan hệ lao động cần có sự cân đối giữa các yếu tố về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Ổn định là việc làm, thu nhập, thời gian làm việc của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu, số lương công nhân của doanh nghiệp không có sự biến động. Tiến bộ là sự vận động của quan hệ lao động theo chiều hướng đi lên, ngày càng tốt hơn trước.
Suy cho cùng, đối thoại định kỳ tại nơi làm việc nhằm đạt được hai mục đích về kinh tế và chính trị:
– Mục đích về kinh tế chính là sự hợp tác, cùng chia sẻ những khó khăn, lợi ích của mỗi bên, nhờ đó, thúc đấy sự hài hòa, ổn định của quan hệ lao động.
– Mục đích về chính trị là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở theo chủ trương, nghị quyết của Đảng về quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thực sự có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đối thoại theo yêu cầu và đối thoại theo vụ việc chỉ có thể phát sinh theo yếu tố chủ quan và theo sự kiện thực tế, điều đó có nghĩa là, có thể trong một thời gian rất dài không có bất kỳ cuộc đối thoại nào xảy ra, thì đối thoại định kỳ được xem như một “phương thức” giải quyết tất cả các hạn chế trong hai hình thức đối thoại còn lại.
3. Quy trình tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc:
Trước khi đi vào diễn giải về quy trình tổ chức, tác giả sẽ nêu rõ một số vấn đề liên quan về trách nhiệm tổ chức; số lượng, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm tổ chức. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định của pháp luật và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Thứ hai, số lượng, thành phần tham gia.
Bên người sử dụng lao động: phải bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Bên người lao động thì việc xác đinh số lượng, thành phần tham gia căn cứ vào điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tùy vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động sử dụng để quyết định, ví dụ: Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động.
Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc. (Theo Khoản , Điều 38, nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Quy trình về việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được ghi nhận tại Điều 39, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị đối thoại. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.
Bước 2: Tiến hành đối thoại.
Nguyên tắc: Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện.
Các bên trình bày quan điểm, ý kiến về các nội dung đối thoại đã được chuẩn bị. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
Bước 3: Công khai kết quả đối thoại.
Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Nhìn chung quy trình đối thoại định kỳ tại nơi làm việc khá đơn giản, điều quan trọng là các bên phải nắm bắt được nội dung đối thoại, chủ động bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo đúng tinh thần, mục đích của đối thoại định kỳ.