Xác định mức chi phí lập hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Quy định về việc xác định chi phí lập và đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất.
Trong hoạt động đấu thầu, đối với quá trình lựa chọn nhà thầu thì chi phí lập hồ sơ trong quá trình lựa chọn là một trong nhiều vấn đề đáng quan tâm. Vậy căn cứ xác định mức chi phí này pháp luật quy định như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Các văn bản quy định về xác định chi phí trong đấu thầu:
–Nghị định 63/2014/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
–Thông tư190/2015/TT-BTC Quy định việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ
2. Căn cứ xác định mức chi phí lập hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 63/2014/NĐ-CP khi xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
– Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
+ Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng; Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
“3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.”
– Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
+ Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng; Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Luật sư tư vấn chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:1900.6568
Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
………..
“7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.”
Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Căn cứ theo quy định trên thì dựa vào quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu và chịu sự hạn mức trong phạm vi được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 nêu trên áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện; Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 nêu trên việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
Ngoài ra chi phí về quá trình lựa chọn cũng được quy định tại Điều 4 Thông tư 190/2015/TT-BTC Quy định việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ:
“1. Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển.
2. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
4. Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
5. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
6. Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
7. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.”
Từ Điều 5 đến Điều 8 Thông tư 190/2015/TT-BTC của quy định về căn cứ xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu được quy định rất cụ thể ; lập dự toán, quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu; lập dự toán, quản lý, sử dụng khoản thu từ bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; và chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 8 Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định về chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
– Trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết, chi phí giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn theo phân cấp quy định tại Khoản 1 Điều 119
“Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.”
-Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn lập dự toán xác định mức chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu theo từng vụ việc, đảm bảo mức chi theo dự toán không vượt quá chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp được xác định tại khoản 2 Điều này, trình Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt. Bộ phận thường trực giúp việc chịu trách nhiệm chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu theo dự toán được duyệt.
Nội dung chi gồm: chi trực tiếp thù lao cho các thành viên Hội đồng tư vấn để thực hiện nhiệm vụ, chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, họp và các chi phí khác phục vụ giải quyết kiến nghị của nhà thầu; mức chi áp dụng quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước; chứng từ thu, chi thực hiện theo quy định.
– Kết thúc vụ việc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác nhận phần kinh phí đã thực chi. Chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) được hoàn trả cho nhà thầu có kiến nghị.
– Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời Bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã thực nộp cho Hội đồng tư vấn.
Tóm lại, ngoài các chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Thông tư190/2015/TT-BTC thì chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
3. Tư vấn về chi phí lập và đánh giá hồ sơ dự thầu:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin được tư vấn giải thích rõ hơn về chi phí lập và đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định theo khoản 1, điều 9, Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trong đó có nêu mức tối thiểu là 1.000.000 và mức tối đa là 50.000.000. Như vậy đối với các dự án lớn, được chia thành nhiều gói thầu nhỏ khác nhau, nếu tính 0.1% trên giá của từng gói thầu được duyệt thì tổng cộng chi phí này sẽ >50.000.000, như vậy là đúng hay sai? Mức tối đa này là tính cho toàn dự án hay chỉ áp dụng cho từng gói thầu riêng biệt? Tôi rât mong nhận được sự phản hồi sớm. Tôi Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư
Theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 9, Nghị định 63/2014/NĐ-CP khi xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:
3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
Căn cứ vào Khoản 16, Khoản 22 Điều 4
“16. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
…
22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.”
Như vậy, chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu, như vậy chi phí này xác định trên giá trị gói thầu, gói thầu có thể là một phần hoặc toàn bộ dự án, chi phí tính trên từng giá gói thầu.