Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nghĩa vụ pháp lý vô cùng quan trọng, cha mẹ bắt buộc phải thực hiện đối với con nếu đó là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về cấp dưỡng nuôi con. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có đưa ra khái niệm về cấp dưỡng. Theo đó, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ phải đóng tiền/tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình tuy nhiên có quan hệ hôn nhân, có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng trong trường hợp người đó được xác định là người chưa thành niên, người đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống chính bản thân mình hoặc những người đang gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ pháp luật quy định cho cha mẹ cần phải thực hiện đối với con cái. Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc phải thực hiện để bù đắp những tổn thất về tinh thần, bù đắp tổn thất về vật chất cho con khi con không được chung sống với cả cha và mẹ của mình.
Mức cấp dưỡng cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về mức cấp dưỡng. Theo đó:
– Mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng/người giám hộ của người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau căn cứ vào tình hình thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu và đời sống cơ bản của người được cấp dưỡng, nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết;
– Trong trường hợp có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Việc thay đổi mức cấp dưỡng sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Tiếp tục tham khảo theo đề xuất tại Điều 6 của Văn bản dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số vấn đề cơ bản trong quá trình giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình do Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành về mức cấp dưỡng, trong đó có ghi nhận về vấn đề cấp dưỡng nuôi con. Theo đó, tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ bao gồm những chi phí phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng và học hành của con, chi phí này sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án quyết định, Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng ít nhất được xác định bằng 2/3 mức lương cơ sở, đồng thời không được phép thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong khoảng thời gian 06 tháng liên kê.
Theo đó, pháp luật hiện nay không đưa ra một con số cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn. Tiền cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án quyết định một mức cấp dưỡng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, hoàn cảnh thực tế của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu đời sống của bên được cấp dưỡng. Đồng thời, theo đề xuất hiện nay, mức cấp dưỡng nuôi con do tòa án quyết định trong trường hợp các bên không thỏa thuận được sẽ bằng:
– Ít nhất bằng phần ba (2/3) mức lương cơ sở;
– Không được phép thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong khoảng thời gian 06 tháng liền kề.
2. Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:
– Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ cần phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được chung sống với người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc;
– Cha mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật và theo bản án có hiệu lực của tòa án, theo sự thỏa thuận của các bên;
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con mà không bị bất kỳ ai ngăn cấm, cản trở;
– Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ không được lạm dụng quyền thăm nom con của mình để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp có hành vi lợi dụng quyền thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con thì người trực tiếp nuôi con đó có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom của bên còn lại.
Đồng thời, tham khảo theo quy định tại Mục 11 của Nghị quyết
– Người không trực tiếp nuôi con cần phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ của cha mẹ, vì vậy không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không có khả năng kinh tế, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không có yêu cầu về việc cấp dưỡng của người không trực tiếp, vì bất kỳ lý do nào đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cần phải giải thích cụ thể cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là một trong những quyền lợi cơ bản của con để họ có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, người trực tiếp nuôi con có đầy đủ khả năng điều kiện nuôi dưỡng con, thì cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án sẽ không bắt buộc bên còn lại phải cấp dưỡng nuôi con trong trường hợp này;
– Tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ bao gồm những chi phí tối thiểu phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng và học hành của con, tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể và tùy thuộc vào khả năng của mỗi bên, tòa án sẽ ra quyết định mức cấp dưỡng nuôi con sao cho hợp lý;
– Về phương thức cấp dưỡng cho con sẽ do các bên tự thỏa thuận, có thể cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hằng năm hoặc cấp dưỡng một lần. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án sẽ quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Theo đó thì có thể nói, cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn vẫn sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không có khả năng kinh tế, ngoại trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng và Toà án xét thấy họ có đầy đủ khả năng điều kiện để nuôi dưỡng con.
3. Có thể cấp dưỡng nuôi con theo những phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về phương thức cấp dưỡng. Theo đó:
– Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hằng năm hoặc một lần;
– Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngưng hoạt động cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về mặt kinh tế dẫn đến hiện tượng không có đủ khả năng để có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình, nếu các bên không thỏa thuận được thì hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết.
Theo đó thì có thể nói, phương thức cấp dưỡng sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau, có thể kể đến các phương thức cấp dưỡng như sau:
– Hàng tháng;
– Hàng quý;
– Nửa năm;
– Hằng năm;
– Một lần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
THAM KHẢO THÊM: