Đối với vụ án chia di sản thừa kế thì án phí được xác định là mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia trong khối di sản thừa kế.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức án phí khi khởi kiện chia di sản thừa kế bao nhiêu tiền?
- 2 2. Thời hạn nộp tiền án phí trong vụ án chia di sản thừa kế:
- 3 3. Ai không phải nộp án phí khi chia di sản thừa kế:
- 4 4. Ai không phải nộp tạm ứng án phí khi chia di sản thừa kế:
- 5 5. Nếu bên thua kiện không tự nguyện đóng án phí thừa kế thì sẽ bị cưỡng chế ra sao?
1. Mức án phí khi khởi kiện chia di sản thừa kế bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu án phí chính là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta đang tìm hiểu về mức án phí khi khởi kiện phân chia di sản thừa kế, mà án chia di sản thừa kế và vụ án dân sự. Do đó chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề án phí dân sự. Theo đó thì, các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm: Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch; Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch; Án phí dân sự phúc thẩm.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì ta có thể thấy rằng đối với vụ án chia di sản thừa kế thì án phí được xác định là mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia trong khối di sản thừa kế.
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 27
Một, mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế đối với trường hợp các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó .
Hai, người khởi kiện chia di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế.
Ba, đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch trong trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ
Bốn, Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia; sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
Năm, Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập; hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận; thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
Sáu, Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận; phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.
Để dễ hình dung hơn về mức án phí khi khởi kiện chia thừa kế thì chúng tôi xin đưa ra bảng sau:
Vụ việc | Án Phí |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch | 300.000 đồng |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Trên đây là bảng trình bày án phí khởi kiện chia thừa kế sơ thẩm. Còn đối với án phí khởi kiện chia thừa kế phúc thẩm được quy định là 300.000 VNĐ
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 7 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì khi một người khởi kiện chia tài sản thừa kế, họ sẽ phải đóng 50% tiền tạm ứng án phí tương đương với phần giá trị tài sản mà người khởi kiện yêu cầu được chia. Sau đó, khi có bản án, quyết định của Tòa án, tùy vào phần tài sản thừa kế của mỗi người được chia là bao nhiêu mà người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải đóng án phí tương ứng với phần của họ được hưởng.
Bên cạnh đó thì pháp luật cũng đã có quy định rất rõ rằng Tòa sẽ trả tạm ứng án phí cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện trước khi tòa tuyên án sơ thẩm.Còn đối với trường hợp rút đơn khởi kiện trước tòa phúc thẩm hoặc đang xét xử phúc thẩm thì các đương sư vẫn chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm
Nếu không tự nguyện đóng án phí thì thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản để thu tiền án phí. Trường hợp chống đối có thể sẽ bị truy tố tội Không chấp hành bản án theo quy định
2. Thời hạn nộp tiền án phí trong vụ án chia di sản thừa kế:
Liên quan đến vấn đề về thời hạn nộp tiền án phí trong vụ án chia di sản thừa kế thì ta căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 17 nghị 326/2016/UBTVQH2014. Theo quy định này thì ta có thể xác định được như sau: Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
3. Ai không phải nộp án phí khi chia di sản thừa kế:
Theo quy định tại điều 9 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 thì tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền án phí. Trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm án phí theo quy định của Nghị quyết này.
Theo đó , những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí:
Một là, người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân;
Hai là, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định
Ba là, người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
Bốn là, viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
Năm là, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
Sáu là, ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
4. Ai không phải nộp tạm ứng án phí khi chia di sản thừa kế:
Theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 thì ta có thể xác định được những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
Một là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định
Hai là, viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
Ba là, đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
Bốn là, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định
Năm là, ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
Như vậy, từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng án phí dân sự là một phần trong quyết định của Tòa án khi giải quyết các vụ án dân sự. Tòa án phải vận dụng đúng quy định của pháp luật để ra quyết định về án phí đúng và chính xác nhất bởi án phí không chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đương sự mà còn liên quan đến khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
5. Nếu bên thua kiện không tự nguyện đóng án phí thừa kế thì sẽ bị cưỡng chế ra sao?
Theo quy định của pháp luật thì việc đóng án phí được xác định là nghĩa vụ phải thực hiện, do đó nếu bên thua kiện không tự nguyện đóng án phí thì sẽ bị xử lý theo quy định. Theo đó thì bên thua kiện không tự nguyện đóng án phí sẽ bị cưỡng chế tài sản để thi hành án, cụ thể là phong tỏa tiền trong ngân hàng, bán đấu giá tài sản để thu tiền án phí.
Bên cạnh đó nếu người có nghĩa vụ đóng án phí mà chống đối thì còn có thể bị xử lý hình sự về tội không chấp hành bản án theo quy định tại Điều 380 Bộ Luật hình sự 2015. Theo quy định tại điều luật này thì người phải nộp án phí không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù có đủ điều kiện để chấp hành hoặc đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì có thể bị bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt cao nhất cho tội danh này có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
– Bộ Luật hình sự 2015.