Mua hồ sơ thành lập công ty ở đâu? Hồ sơ thành lập công ty tiếng Anh là gì? Nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu? Thành phần hồ sơ cần những gì?
Thành lập công ty/doanh nghiệp cần tuân thủ quy định của pháp luật liên quan. Các doanh nghiệp phải được kiểm soát về các điều kiện thành lập thông qua đăng ký thành lập doanh nghiệp. Có các cơ quan nhà nước chuyên môn thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thành lập công ty. Dưới đây, công ty luật Dương gia hướng dẫn bạn đọc về hồ sơ, quy trình cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Mua hồ sơ thành lập công ty ở đâu?
Trước tiên, các chủ thể cần xác định loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, hoạt động. Trên thực tế, có thể lựa chọn thành lập:
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Công ty hợp danh.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
+ Công ty cổ phần.
Tùy thuộc nhu cầu mà thành phần hồ sơ cũng khác nhau.
Nếu bạn muốn mua hồ sơ đăng ký thành lập công ty thì cần tìm các địa chỉ uy tín bán hồ sơ. Như tại các văn phòng, công ty luật, hoặc tải các mẫu giấy tờ trên mạng theo thành phần hồ sơ. Đặc biệt là phải cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan trong nhu cầu thành lập công ty theo quy định. Do đó, để tiến hành hoàn thiện hồ sơ, bạn có thể thuê một công ty Luật chuyên về mảng Doanh nghiệp thực hiện hỗ trợ.
Nơi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: Đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi bạn muốn đặt trụ sở doanh nghiệp. Đây là cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Doanh nghiệp theo quy định.
2. Hồ sơ thành lập công ty tiếng Anh là gì?
Hồ sơ thành lập công ty tiếng Anh là Company profile.
3. Nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu?
3.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh:
“Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).”
Như vậy:
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn. Hoặc được thực hiện trực tiếp đối với đa số các tỉnh, thành phố hiện nay. Các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết nhu cầu. Thông thường, thời gian làm việc và trả lời là 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập công ty.
Có thể nộp hồ sơ tại cơ quan cấp huyện hoặc tỉnh tùy thuộc nhu cầu, tính chất doanh nghiệp của chủ thể tiến hành.
3.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty:
Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT. Các chủ thể có thể thực hiện cách thức phù hợp, thuận lợi trong hoạt động và nhu cầu của mình. Nhưng hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Quảng Ninh… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Đây là quy định được áp dụng mang đến tiện ích, tiết kiệm thời gian, lược bỏ thủ tục rườm rà.
Do vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện. Cũng như tìm hiểu kỹ các nội dung làm việc, quy cách tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của các cơ quan.
3.3. Trình tự 5 bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp online:
Sau đây, chúng tôi hướng dẫn 5 bước thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
Bước 1: Tạo tài khoản theo hướng dẫn và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia qua link: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Bước 3: Nhập các thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh theo yêu cầu.;
Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm. Phải xác định và thực hiện đúng các nội dung tài liệu liên quan. ;
Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.
Lưu ý:
Người nộp hồ sơ phải có tài khoản để đăng nhập vào thực hiện nhu cầu đăng ký. Do đó:
– Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.
Do đó người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp có thể nhờ đến công ty luật để thực hiện nhanh chóng các nhu cầu của mình.
3.4. Thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây là câu trả lời sau quá trình kiểm tra, xem xét các giấy tờ, tài liệu được cung cấp.
– Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, sẽ có thông báo chỉ dẫn bạn thực hiện điều chỉnh hồ sơ. Bạn sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại theo 5 bước như trên.
Lưu ý quan trọng:
Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà Hà Nội và TP. HCM sẽ có quy định xử lý hồ sơ khác nhau. Các tỉnh, thành phố có quy định riêng trong thủ tục, trình tự giải quyết công việc. Do vậy, hồ sơ hợp lệ tại Hà Nội có thể sẽ không hợp lệ tại TP. HCM và ngược lại. Cần nắm được các quy định, cách thức giải quyết chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền. Từ đó điều chỉnh phù hợp nội dung, thành phần hồ sơ.
4. Thành phần hồ sơ cần những gì?
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo
– Đối với doanh nghiệp tư nhân:
Điều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Đây là giấy tờ cần có để thể hiện nhu cầu Đăng ký thành lập công ty.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Thực hiện trong tính chất của doanh nghiệp tư nhân, bên cạnh các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của chủ doanh nghiệp.
– Đối với công ty hợp danh:
Điều 20. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
Đây là hai tài liệu phải xây dựng, cung cấp đồng thời trong nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát, theo dõi trong quá trình doanh nghiệp đi vào hoạt động.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn:
Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
– Đối với Công ty cổ phần:
Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Như vậy:
Tùy thuộc vào các loại hình doanh nghiệp được thành lập, thành phần hồ sơ cũng không giống nhau. Thể hiện đặc trưng, bản chất của hoạt động doanh nghiệp trong tính chất quản lý của nhà nước. Các trách nhiệm phải được xây dựng đi kèm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ thể.
Trên đây là các quy định pháp luật yêu cầu thành phần hồ sơ bắt buộc. Trên thực tế, các tỉnh thành phố có thể đánh giá tiêu chuẩn tài liệu phù hợp trong hoạt động quản lý của tổ chức mình. Qua đó, cần nắm bắt các yêu cầu đăng ký doanh nghiệp ở địa phương để có thể thực hiện hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả.