Khi muốn ứng tuyển công việc, các cá nhân sẽ phải thực hiện nộp hồ sơ xin việc. Vậy trường hợp mua hồ sơ giả, làm hồ sơ xin việc giả bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về hồ sơ xin việc:
Lao động là hoạt động tạo ra của cải vật chất mà các cá nhân tham gia thực hiện khi đạt một độ tuổi nhất định. Tùy vào năng lực đào tạo, trình độ chuyên môn khác nhau mà các chủ thể này sẽ được phân công thực hiện và hoàn thành những công việc tương ứng.
Khi muốn ứng tuyển vào một vị trí việc làm bất kỳ, các cá nhân phải thực hiện các bước trong quy trình tuyển dụng. Bước đầu tiên là nộp hồ sơ xin việc. Hồ sơ xin việc được là tài liệu để các cá nhân nộp lên bộ phận tuyển dụng nhằm được ứng tuyển vào một công việc bất kỳ. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào hồ sơ tuyển dụng để xem xét xem cá nhân đó có đủ điều kiện để thông qua vòng nộp hồ sơ, đến vòng tuyển dụng tiếp theo hay không.
Hồ sơ xin việc sẽ bao gồm những tài liệu liên quan đến thông tin cá nhân của người xin việc, trình độ học vấn, năng lực chuyên môn liên quan. Đồng thời, trong hồ sơ xin việc, người làm đơn [phải nêu rõ những thông tin liên quan đến vị trí ứng tuyển mà người đó mong muốn. Về cơ bản, các giấy tờ, tài liệu này sẽ giúp cho người tuyển dụng biết được các bước học tập, kinh nghiệm làm việc của ứng viên.
Hồ xin xin việc cần đảm bảo những giấy tờ, tài liệu cơ bản sau đây:
– Đơn xin việc.
– Bản chứng nhận sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận dấu đỏ của địa phương.
– Giấy khám sức khỏe, được cấp từ tuyến huyện trở lên.
– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu… có dấu đỏ của các đơn vị công chứng
– Bản sao kiểm chứng sổ hộ khẩu.
– Các chứng chỉ liên quan đến vị trí tuyển dụng yêu cầu.
Hồ sơ xin việc là căn cứ để nhà tuyển dụng xác định xem các cá nhân tham gia ứng tuyển có đảm bảo đầy đủ điều kiện để trúng tuyển hay không. Để nhà tuyển dụng có được sự đánh giá khách quan, nhìn nhận đúng đắn, rõ ràng nhất về năng lực, nhân thân của mình, người tham gia ứng tuyển phải cung cấp đầy đủ và xác thực nhất các thông tin liên quan. Điều này cũng được quy định rõ ràng tại khoản 2 Điều 16
Như vậy, có thể thấy, hồ sơ xin việc có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân. Thông qua hồ sơ xin việc, các cá nhân sẽ thể hiện được mong muốn, nguyện vọng tương ứng với khả năng của mình trong công việc. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào hồ sơ xin việc này để xác định xem cá nhân đó có đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về công việc, trình độ chuyên môn mà họ yêu cầu hay không. Hồ sơ xin việc là bước khởi đầu để xác định tính khả thi trong việc giao kết hợp đồng giữa các chủ thể liên quan.
2.Thế nào là hồ sơ giả, làm hồ sơ xin việc giả?
Hồ xin việc giả là hồ sơ xin việc được tạo nên bởi những thông tin, tài liệu không đúng sự thật về người ứng tuyển. Hay nói cách khác, hồ sơ xin việc là một tập hợp bao gồm các văn bản tóm tắt thông tin của chủ thể xin việc nhằm phục vụ cho quá trình xin việc đạt được hiệu quả. Mỗi giấy tờ bên trong đó bao gồm Sơ yếu lý lịch, một mẫu CV đẹp, đơn xin việc, thư xin việc, các giấy tờ cá nhân khác như bằng cấp, căn cước công dân, sổ hộ khẩu đều được photo công chứng, giấy khám sức khỏe, các văn bằng liên quan tới vị trí ứng tuyển. Đặc biệt là các giấy tờ liên quan đến bằng cấp. Ở hầu hết các công việc, vị trí tuyển dụng khác nhau, nhà tuyển dụng luôn yêu cầu người ứng tuyển cung cấp những tài liệu liên quan đến điều kiện học vấn, trình độ nghề nghiệp. Những bằng cấp, chứng chỉ được đưa ra đó là căn cứ để xác định xem đối tượng ứng tuyển có đảm bảo điều kiện để trúng tuyển vào vị trí tuyển dụng hay không. Thực tế, có rất nhiều người không đảm bảo yêu cầu về bằng cấp, trình độ chuyên môn theo yêu cầu. Song, vì những lý do khách quan liên quan đến thu nhập, chế độ việc làm của vị trí trúng tuyển, họ có mong muốn được làm việc tại vị trí tuyển dụng đó, nên đã hướng tới việc nộp hồ sơ giả lên cho nhà tuyển dụng.
Hồ sơ giả cơ bản là hồ sơ không cung cấp đầy đủ, trung thực những thông tin khách quan của người ứng tuyển. Hồ sơ này được làm giả với những giấy tờ, tài liệu không đúng sự thật. Thông thường, hồ sơ xin việc giả được làm bởi những người có kinh nghiệm liên quan đến việc làm giả hồ sơ. Họ sẽ chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ, thông tin liên quan đến bằng cấp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những thông tin giả này được làm nên một cách chuyên nghiệp, vì vậy rất dễ gây ra hiểu lầm, khiến người tuyển dụng bị lừa.
3. Mua hồ sơ giả, làm hồ sơ xin việc giả bị xử lý như thế nào?
Hồ sơ xin việc giả gây ra những hệ quả tiêu cực cho quá trình tuyển dụng của các cơ quan doanh nghiệp, các cá nhân liên quan khác. Chính vì vậy, khi các cá nhân mua hồ sơ giả, làm hồ sơ xin việc giả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, khi người lao động không cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu, thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34
Như vậy, từ những nội dung đã phân tích ở trên, đối với hành vi mua hồ sơ giả, làm hồ sơ xin việc giả, người lao động sẽ bị kỷ luật, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng.
Các quy định về mức xử phạt đối với hành vi làm hồ sơ xin việc giả, dùng hồ sơ xin việc giả là những nguyên tắc chung mà người sử dụng lao động, người lao động áp dụng để đưa ra phương hướng hướng xử lý sao cho phù hợp đối với quy định của pháp luật. Thông qua quy định về mức xử lý này, người dân sẽ ý thức và điều chỉnh hành vi của mình, không vi phạm hành vi làm hồ sơ xin việc giả. Quy định mà Nhà nước đưa ra mang tính điều chỉnh chung nhất, giúp quan hệ lao động được giao kết và thực hiện một cách khách quan, toàn diện, tránh những khúc mắc không mong muốn xảy ra.
Làm hồ sơ xin việc giả, sử dụng hồ sơ xin việc giả làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động. Khi mà trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp không có, người lao động sẽ không đảm bảo hoàn thành các công việc được giao. Điều này làm hạ thấp chất lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Trong nhiều trường hợp, nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho danh tiếng, uy tín của công ty, doanh nghiệp. Thêm nữa, hồ sơ giả còn tạo ra sự thiếu công bằng giữa các chủ thể tham gia ứng tuyển với nhau. Bởi nhiều khi, các cá nhân sử dụng hồ sơ xin việc giả (với những hồ sơ, thông tin “đẹp”) sẽ có khả năng trúng tuyển nhiều hơn so với các chủ thể khác.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Nghị định 82/2020/NĐ-CP; Nghị định 12/2022/NĐ-CP; Bộ luật lao động 2019.