Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện? Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu? Mức đóng và quyền lợi của bảo hiểm xã hội?
Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển thì việc người dân quan tâm đến phúc lợi xã hội ngày càng nhiều. Do đó mà pháp luật Việt Nam đã có các quy định liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của các cá nhân là công dân Việt Nam qua các hình thức đó là bắt buộc và tự nguyện. Tuy nhiên thì để hiểu như thế nào là bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Chính vì vậy mà trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu? Mức đóng và quyền lợi?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Chính sách Bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội thực hiện là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, an sinh xã hội.
Mục đích chính của Bảo hiểm xã hội (“BHXH”) là đảm bảo khả năng bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất hoặc bị giảm sút do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, già yếu và tử vong. Cơ sở cho việc này là quỹ tài chính do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được tổ chức và quản lý theo cách tiếp cận từ trên xuống và từ trung ương đến địa phương, bao gồm:
1. Cấp Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Đối với các huyện, quận, phường, thành phố trực thuộc tỉnh thì cơ quan quản lý là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, phường, thành phố do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (VSI), một loại hình bảo hiểm xã hội do Chính phủ tổ chức, cho phép người tham gia làm việc trong khu vực phi chính thức có công việc và thu nhập không ổn định được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình cho kế hoạch nghỉ hưu. Tỷ lệ lao động Việt Nam tham gia VSI thấp. Nghiên cứu này nhằm xem xét thực trạng tham gia VSI của người lao động, cũng như nhận thức của họ về tầm nhìn và đánh giá VSI về các chính sách và việc sử dụng VSI.
Kết quả khảo sát với 293 người lao động, bao gồm 144 người tham gia VSI và 149 người không tham gia VSI, và phỏng vấn bán cấu trúc với 60 bên liên quan ở hai huyện ở miền Bắc Việt Nam cho thấy sự thiếu nhận thức về sự tồn tại của VSI ở những người không tham gia VSI và kiến thức hạn chế về Các chính sách của VSI giữa những người tham gia VSI.
Mặc dù những người tham gia tán thành người thụ hưởng và phí bảo hiểm trong kế hoạch hưu trí, nhưng họ lo ngại về thời gian đóng phí bảo hiểm kéo dài 20 năm trong tình hình công việc và thu nhập không ổn định, thiếu các quyền lợi khác, ví dụ như nghỉ thai sản và trợ cấp thất nghiệp. Kết quả khuyến nghị tốt hơn các tuyên truyền, tài liệu được phân phối và các buổi giáo dục về các chính sách của VSI trên các phương tiện truyền thông đại chúng và xã hội, cũng như tại các hội nghị của VSI và nơi làm việc của họ.
2. Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì người dân có nhu cầu mua bảo hiểm xã hội tự nguyện thì liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu bảo hiểm xã hội, BHYT (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện) để được hướng dẫn thủ tục và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình.
Như vậy, người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi người đó cư trú.
Đồng thời tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định về nơi cư trú như sau:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”
Do đó, bạn có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện nơi bạn thường trú hoặc nơi tạm trú để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Mức đóng và quyền lợi của bảo hiểm xã hội?
– Thứ nhất là, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 87
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 87
Hiện nay, theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn:
+ Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
+ Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau đây:
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng hằng tháng.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 03 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 06 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 12 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
Thứ hai, là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm:
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:
– Hưởng lương hưu hàng tháng;
– Nhận trợ cấp một lần;
– Trợ cấp mai táng;
– Trợ cấp tuất một lần;
– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.
Mức hưởng lương hưu trên cơ sở quy định tại Điều 3
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần được tính như sau: Mỗi năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước 2014.
– 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 2014 trở đi.
Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng các chế độ: bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất, chế độ hưu trí. Theo đó, điều kiện và mức hưởng các chế độ này như sau:
Người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Ra nước ngoài để định cư.
+ Người đang bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, có thể thấy rằng khi người lao động không có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nữa thì họ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.