Làm bằng giả hoặc sử dụng bằng giả không phải là vấn nạn mới xuất hiện mà nó vẫn tồn tại dai dẳng nhiều năm nay với các chiêu thức ngày một tinh vi hơn. Cần phải xác định rõ, dù với bất cứ lý do, mục đích nào, thì hành vi sử dụng bằng cấp, giấy tờ giả đều là vi phạm pháp luật. Vậy nếu mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có vi phạm không?
Mục lục bài viết
1. Mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có vi phạm không?
Trên thực tế, tình trạng làm bằng giả, giấy tờ giả vì mục đích giành được quyền, lợi ích hợp pháp diễn ra ngày càng phổ biến, với nhiều cách thức tinh vi hơn. Hành vi làm bằng giả được hiểu là hành động sử dụng các công nghệ tiên tiến làm giả giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ, in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp. Các đối tượng làm bằng giả trên nhiều lĩnh vực như bằng tin học, ngoại ngữ, tốt nghiệp,… Một khi cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi này là đã vi phạm pháp luật nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu hình sự. Nội dung cụ thể được trình bày dưới đây:
1.1. Xử phạt hành chính:
Theo nội dung quy định tại Điều 17
- Có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm trong việc không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Mức phạt tiền tăng lên từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi có hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác để lừa dối cơ quan, tổ chức khác;
- Cá nhân có hành động sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt tiền được áp dụng có thể lên tới 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
- Khung phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng sẽ đươc cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đối với trường hợp mà có hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000;
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên thì hình thức xử phạt bổ sung cũng có thể được áp dụng đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định là buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Đối tượng áp dụng khác nhau thì mức phạt cũng có sự khác nhau
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 79/2015/NĐ-CP thì cá nhân sử dụng bằng giả, chứng chỉ giả sẽ bị xử phạt hành chính từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Còn trường hợp tổ chức vi phạm mà cùng hành vi vi phạm thì sẽ chịu mức phạt gấp hai lần đối với cá nhân.
1.2. Truy cứu hình sự vì mua bằng giả:
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi năm 2017 thì để có một cá nhân bị coi là phạm tội sử dụng bằng giả thì phải đảm bảo 4 yếu tố cấu thành cơ bản như sau:
- Thứ nhất: Yếu tố khách thể
Cơ quan có thẩm quyền phải xác định được cá nhân phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức xâm phạm có hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm trên là con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức.
- Thứ hai: Mặt khách quan
Hành vi vi phạm của người phạm tội: Đó là thực hiện hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật.
Có thể thấy, tội phạm này có cấu thành hình thức, người phạm tội đã thực hiện hành vi trên thực tế, sử dụng tài liệu giả này vào mục đích trái pháp luật thì mới bị truy cứu hình sự về tội này.
- Thứ ba: Thỏa mãn yếu tố về mặt chủ quan
Cá nhân có vi phạm được xác định là lỗi cố ý trực tiếp – người phạm tội biết hành vi của mình là trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nhưng vẫn muốn hậu quả đó xảy ra.
- Thứ tư: Về vấn đề chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải là người có năng lực hành vi hình sự cùng với đó là đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm trên là từ đủ 16 tuổi trở lên);
Với những yếu tố cấu thành được phân tích thì cá nhân sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi mua bằng giả và sử dụng bằng giả thực hiện hành vi trái pháp luật. Đối với vấn đề đặt ra, cá nhân có mua bằng giả nhưng chưa sử dụng bằng giả đó vào mục đích trái quy định pháp luật thì sẽ chưa thỏa mãn được yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Như đã biết, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là một trong những tội danh nằm trong sự điều chỉnh của Bộ luật Hình sự. Cá nhân vi phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn yếu tố cấu thành, phải đối diện mới khung hình phạt như sau:
- Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì có thể bị áp dụng hình thức bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc thậm chí là phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm;
- Theo quy định thì hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Nếu cơ quan có thẩm quyền tham gia tố tụng nhận thấy có dấu hiệu hành vi vi phạm là có tổ chức;
+ Hành vi vi phạm được thực hiện 02 lần trở lên;
+ Mức độ vi phạm được thể hiện là cố tình làm giả từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Cá nhân trực tiếp sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thông qua hành vi vi phạm mà cá nhân đã thu lợi bất chính với giá trị là từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Được đánh giá là hành vi tái phạm nguy hiểm.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng với hành vi phạm tội là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, nếu có hành vi sau:
+ Cá nhân, pháp nhân thương mại làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên với mục đích trục lợi;
+ Nếu có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì cũng bị áp dụng khung hình phạt này;
+ Có hành vi thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
- Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
Nghị định số 79/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: