Mua bán xe máy bằng giấy tờ giả xử lý như thế nào? Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Mua bán xe máy bằng giấy tờ giả xử lý như thế nào? Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn của em có đi cầm cố 1 chiếc xe ở tiệm cầm đồ. Sau khi lấy xe và giấy tờ về, bạn em bán chiếc xe ấy cho một người khác, người này phát hiện đó là giấy tờ giả. Vậy bạn em có chịu trách nhiệm gì không? Tiệm cầm đồ sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:
"Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
Theo thông tin mà bạn đã trình bày thì trường hợp bạn của bạn sẽ xảy ra hai trường hợp:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp một: Đối với bạn của bạn, nếu biết rõ chiếc xe trên không có giấy tờ hợp pháp nhưng nhằm thuận tiện cho việc mua bán và các giao dịch khác (mang xe đi cầm đồ, tặng cho….) cho người khác. Nên đã làm giả giấy tờ xe, do vậy việc làm giả giấy tờ làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bạn của bạn sẽ bị truy tố theo Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, đối với chủ tiệm cầm đồ nếu biết rõ giấy tờ xe là giả mà vẫn cầm cố thì theo Điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị Định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 11. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
…… ..
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
… ..
d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;
…. ".
Theo đó, đối với chủ tiệm cầm đồ biết giấy tờ xe đó là giấy tờ giả mà vẫn nhận cầm cố thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trường hợp hai: Đối với chủ tiệm cầm đồ, biết rõ chiếc xe trên có giấy tờ hợp pháp. Do công việc kinh doanh có nhu nên đã làm giả giấy tờ xe bạn của bạn để đánh tráo với giấy tờ hợp pháp, nhằm mục đích mang giấy tờ hợp pháp để đi làm giấy tờ cho chiếc xe khác nhằm đánh lừa người khác trong việc mua bán. Như vậy, chủ tiệm cầm cố cũng sé bị truy tố về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định Điều 267 Bộ luật hình sự 1999.