Doanh nghiệp thực hiện việc sản xuát thuốc lá thì phải dán tem sản phẩm lên mặt hàng này nếu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Vậy cá nhân,tổ chức có hành vi mua bán trái phép tem thuốc lá thì bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mua bán trái phép tem thuốc lá bị xử phạt thế nào?
Để đảm bảo quá trình hoạt động thương mại, sản xuất hàng hóa diễn ra đúng quy đinh thì nhà nước đề ra nhiều nguyên tắc, quy định để ngăn chặn cũng như khắc phục hậu quả của việc buôn bán hàng giả, hàng cấm. Mục đích chính là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ổn định trật tự xã hội, tránh ảnh hưởng lợi ích chính đáng của chủ thể liên quan.
Theo quy định hiện hành thì sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước bắt buộc phải dán tem trên bao gói theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền trong việc in, phát hành và tổ chức cấp tem cho doanh nghiệp theo đúng quy định. Nêncá nhân, doanh nghiệp có vi phạm liên quan đến quá trình mua bán, chuyển nhượng tem, giấy cuốn điếu thuốc lá sẽ bị sử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
– Mức phạt tiền có thể lên tới từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép tem thuốc lá.
– Còn trong trường hợp có hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá, mức phạt tiền như sau:
+ Mức phạt trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm nếu hàng hóa có giá trị dưới 10 triệu đồng thì áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Cơ quan có thẩm quyền sẽ có cơ sở áp dụng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Nếu giá trị hàng hóa vi phạm từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì mức phạt cũng tăng cao từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì sẽ bị áp dụng mức phạt lên tới 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Áp dụng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài việc bị áp dụng mức xử phạt hành chính nêu trên thì có thể áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung:
+ Có thể bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều 19 Nghị định này;
+ Đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.
Như vậy, với quy định nểu trên thì cá nhân thực hiện hành vi mua bán trái phép tem phiếu có thể bị áp dụng mức phạt từ 10.000.000- 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó cũng sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật đối với cá nhân có hành vi vi phạm.
2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt doanh nghiệp chuyển nhượng trái phép tem thuốc lá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như sau:
– Cá nhân đang giữ chưc vụ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Áp dụng mức phạt cảnh cáo;
+ Tùy từng trường hợp có thể ra quyết định phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
+ Thực hiện việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu những thứ này có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
+ Đồng thời, nhà nước cũng trao quyền để cá nhân này áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
– Khi phát hiện hành vi vi phạm về việc mua bán trái phép tem thuốc lá thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền dưới đây:
+ Thực hiện việc phạt cảnh cáo đối với cá nhân có vi phạm khi chưa đến mức phạt tiền;
+ Có thể áp dụng mức phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; hoặc mức phạt tiền có thể lên tới 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
+ Ngoài ra, cá nhân có thể còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Để ngăn chặn tuyệt đối với hành vi vi phạm thì có thể ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Cuối cùng nếu trường hợp vi phạm đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này thì chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cũng có thẩm quyền xử lý.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Áp dụng việc phạt cảnh cáo;
+ Mức phạt tiền để cá nhân này có thể áp dụng trong xử phạt là đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
+ Tiến hành tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn nếu có đầy đủ cơ sở, lý do chính đáng;
+ Thực hiện hoạt động tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Cuối cùng là áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán trái phép tem thuốc lá:
Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt phổ biến trong quá trình quản lý của nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống kinh tế, chính trị của quốc gia. Theo pháp luật hiện hành thì nếu cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm mà mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:
Bước 1. Phát hiện hành vi vi phạm và lập biên bản:
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản ghi nhận hành vui vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính.
Đối với trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2. Ký biên bản vi phạm hành chính:
Biên bản vi phạm hành chính được lập thành ít nhất 02 bản, bên vi phạm giữ một bản và cơ quan ra quyết định xử phạt giữ một bản. Kết thúc nội dung được ghi nhận phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3. Giao biên bản vi phạm hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền sau khi lập biên bản vi phạm hành chính phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Đáng lưu ý:
+ Người lập biên bản không đồng nghĩa với việc người này cũng sẽ có thẩm quyền xử phạt nên nếu hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa;
+ Xét đến trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt;
+ Qúa trình ghi nhận việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính cũng phải được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu sẽ gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.