Sử dụng chích điện tự vệ có vi phạm pháp luật không sử dụng chích điện tự vệ có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt với hành vi mua bán sử dụng chích điện bất hợp pháp? Những trường hợp mua bán sử dụng chích điện hợp pháp?
Không ít lần trong cuộc sống chúng ta bắt gặp những tình huống bất ngờ, nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng và cần phải có trợ lực để giải quyết. Ví như những câu chuyện thường nhật, những lần không may gặp phải cướp hoặc biến thái trên đường hay thậm chí là những tình huống không tránh khỏi việc gây thương tích. Trong những lần gặp bất trắc như vậy, việc mang theo, sử dụng những dụng cụ như chích điện, bình xịt hơi cay là một trong những biện pháp tự vệ cần thiết. Vậy việc mua bán, sử dụng chích điện để tự vệ thì có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không?
Căn cứ pháp lý:
–
– Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi bổ sung bởi văn bản số 50/2019/QH14;
– Thông tư 17/2018/TT-BCA của bộ Công an về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của chính phủ về vi phạm quy định về trật tự công cộng;
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Mua bán, sử dụng chích điện tự vệ có vi phạm pháp luật không:
1.1. Chích điện là gì?
Chích điện là một công cụ được cấu tạo bằng kim loại, có thể thu gọn lại, linh hoạt trong việc mang theo và tích hợp khả năng phóng ra điện. Các loại chích điện được lực lượng chức năng sử dụng còn có tên khác là dùi cui điện. Phần thân dùi cui được cấu tạo bởi các biến tần, biến áp và tụ điện; tầm bắn xa nhất lên đến 12 mét. Dùi cui hay chích điện chỉ phóng điện áp khoảng 800 – 2.500 vôn, đủ để gây bất tỉnh cho đối tượng trong vòng 10 phút với thời gian tiếp xúc là một vài giây mà không hề nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng tồn tại rất nhiều sản phẩm dùi cui, chích điện không được kiểm định chất lượng, không an toàn, thậm chí có thể gây ra trường hợp tử vong do nguồn điện vượt quá ngưỡng cho phép.
Theo khoản 3 điều 11 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, sửa đổi bổ sung bởi văn bản số 50/2019/QH14 thì công cụ hỗ trợ có định nghĩa như sau:
“Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.”
Công cụ hỗ trợ thông thường được hiểu là những đồ vật dụng cụ có tính năng hỗ trợ con người, có nhiều tính năng giúp cho cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, chích điện hay còn gọi là dùi cui điện dưới góc nhìn pháp luật thì được gọi là công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng chích điện một cách tự do và hợp pháp.
1.2. Mua bán, sử dụng, tàng trữ chích điện tự vệ:
Nhiều vấn đề được đặt ra rằng, trong những trường hợp bất ngờ và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe, thì cá nhân cần phải có thêm công cụ hỗ trợ tự vệ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, những trường hợp vi phạm pháp luật được trình bày như sau:
“Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.”
Theo đó, khi trao đổi mua bán hoặc sử dụng chích điện tự vệ là hành vi vi phạm pháp luật, cần được kiểm soát và xử lý nghiêm minh. Không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có quyền sử dụng mua bán, tàng trữ những công cụ hỗ trợ như chích điện mà chỉ có lực lượng chức năng chuyên nghiệp mới có thể. Trên thực tế, nếu sử dụng những loại chích điện với những mục đích khác nhau, như để phòng vệ chính đáng hoặc cố ý gây thương tích sẽ có mức xử lý vi phạm khác nhau.
1.3. Tặng cho hoặc sở hữu chích điện tự vệ:
Việc tặng cho hoặc sở hữu chích điện tự vệ Được quy định tại khoản 1 điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 như sau:
“Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ…Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.”
Có thể thấy, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nhận tặng cho và sở hữu chích điện sẽ không được pháp luật cho phép. Vậy nên việc tặng cho hoặc sở hữu chích điện tự vệ khi bị phát hiện là hành vi bất hợp pháp, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt với hành vi mua bán, sử dụng chích điện tự vệ trái pháp luật:
Hành vi mua bán, sử dụng chích điện được xem là hành vi vi phạm pháp luật, vậy nên có những chế tài xử phạt riêng biệt, có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu hình sự.
Thứ nhất, xử phạt hành chính được quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của chính phủ về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác”
Với quy định này người nào bất chấp mua bán, sử dụng và tàng trữ chích điện, khi bị lực lượng chức năng phát hiện có thể phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ hai, nếu xử lý hình sự đối với hành vi mua bán, tùy thuộc vào mục đích của chủ thể mua bán, sử dụng và tàng trữ chích điện thì được quy định như sau:;:
2.1. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chích điện để phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng theo quy định tại điều 21
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.”
Điều 51
2.2. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chích điện để gây thương tích cho người khác:
Nếu trong trường hợp người sử dụng chích điện gây thương tật cho người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Cố ý gây thương tích được quy định mức phạt tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.”
Chích điện được coi là công cụ hỗ trợ, ngoài ra còn có thể coi là hung khí nguy hiểm có khả năng gây nguy hại cho người khác. Vậy nên khi sử dụng chích điện với bất kỳ mục đích gì, mà gây thương tích cho người khác thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Những trường hợp mua bán sử dụng chích điện hợp pháp:
Trên thực tế, một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được cấp phép kinh doanh bình thường gồm dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao. Ngoài ra, những dụng cụ như súng bắn điện, bắn đạn nổ, phương tiện xịt hơi cay… sẽ chỉ được xem xét trang bị cho lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan Nhà nước, ngân hàng, bệnh viện,… Ví dụ như chích điện hay dùi cui điện là công cụ hỗ trợ đắc lực được lực lượng vũ trang, an ninh, cơ động dùng khi vây bắt tội phạm. Do tác dụng đặc biệt của nó mà ngày nay không ít người sử dụng dùi cui điện để làm dụng cụ tự vệ, phòng thân.
Theo khoản 3 Điều 9 thông tư 17/2018/TT-BCA của bộ Công an về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, thì lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ là những đối tượng được xem xét trang bị công cụ hỗ trợ. Hơn hết, những đối tượng nào này phải đáp ứng đủ điều kiện và nằm trong quy định tại Điều 7 của văn bản số 14/2017/QH14 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Những điều kiện tiên quyết là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe; không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải được đào tạo, huấn luyện, được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Đồng thời, khi sử dụng công cụ chích điện thì phải sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, và phải mang theo giấy chứng nhận và giấy phép sử dụng. Điều 61 của điều luật này quy định về mục đích được sử dụng công cụ hỗ trợ như chích điện là để ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng; ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác… hoặc phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về việc mua bán, sử dụng chích điện tự vệ có vi phạm pháp luật hay không, và mức xử phạt hành chính cũng như xử lý hình sự với những trường hợp sử dụng chích điện trái pháp luật.