Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng như thế nào? Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ gì?
Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng như thế nào? Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật dương gia: chồng của em gái tôi là bộ đội biên phòng, tỉnh Bình Phước, cấp bậc trung tá, mất vì bệnh hiểm nghèo, có hai con là 6 tuổi và 9 tuổi, có mẹ già là 86 tuổi, vợ là giáo viên. Cho tôi xin được hỏi 2 ý sau: 1. Trường hợp em tôi có xin được hưởng bảo hiểm một lần được không? Vì hưởng bảo hiểm hàng tháng thì chỉ được 3 người mà một tháng chỉ được 550.000, mẹ già thì nay đã 86 tuổi. 2. Nếu trường hợp bắt buộc phải hưởng hàng tháng thì có thêm được tiền trợ cấp gì nữa không (Vì tôi có nghe nói là có thêm tiền công tác, ốm đau gì đó nữa). Kính xin được Luật Dương gia tư vấn kỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tại mục đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
"Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;"
Như vậy, trong quá trình công tác, người chồng sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, khi người chồng mất, người thân thích của người chồng có thể được hưởng chế độ tử tuất. Tiếp theo, về chế độ hưởng trợ cấp tuất một lần được quy định tại Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
"Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế."
Theo tình huống, người chồng khi chết có hai người con dưới 18 tuổi và người mẹ cần nuôi dưỡng 89 tuổi, đây là những người thuộc diện được hưởng trợ cấp thuất hằng tháng. Như vậy, theo quy định của luật bảo hiểm, người được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng chỉ được hưởng trợ cấp tuất một lần nếu như những người trên có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần. Ngoại trừ trường hợp, con dưới 06 tuổi hoặc con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
"1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh."
Theo Điều 26 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
"Điều 26. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 46: Bà Tr có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 20 năm, có một con 5 tuổi. Hai vợ chồng bà Tr không may bị chết trong một vụ tai nạn giao thông.
Trong trường hợp này, con của bà Tr được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Ví dụ 47: Ông P là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động; ông P có vợ 56 tuổi (không có nguồn thu nhập), có một con 13 tuổi. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của ông P được giải quyết như sau:
– Con ông P hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở;
– Vợ ông P được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở cho đến khi con ông P đủ 18 tuổi, sau đó hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở.
Ví dụ 48: Ông V là con duy nhất trong gia đình, mẹ đã chết, bố 62 tuổi (không có nguồn thu nhập). Ông V là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động.
Trong trường hợp này, bố ông V thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 49: Bà K 57 tuổi (không có nguồn thu nhập), chồng đã chết, có một con gái duy nhất đã lấy chồng (hiện đã chết). Con rể bà K có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 16 năm, bị chết do tai nạn rủi ro.
Trong trường hợp này, bà K thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 50: Hai vợ chồng bà T đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có một con duy nhất 6 tuổi. Cả hai vợ chồng bà T bị chết do tai nạn lao động. Do vậy, con của vợ chồng bà T sẽ được hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hằng tháng (bằng 2 lần của 70% mức lương cơ sở)."
Ngoài ra chế độ ốm đau chỉ áp dụng đối với người lao động trợ cấp ốm đau chỉ được áp dụng đối với người lao động, không áp dụng cho thân nhân người lao động.