Một số vấn đề cơ bản về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Một số vấn đề cơ bản về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
a) Khái niệm
“Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái phẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật” (Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Như vậy, kháng nghị là việc người có thẩm quyền Tòa án xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm.
Có thể khái quát định nghĩa về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như sau: Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những quyền của Viện kiểm sát được thể hiện bằng một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm không thống nhất với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm vì xét xử thiếu căn cứ, không hợp pháp và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án đó đúng pháp luật (Giáo trình Công tác kiểm sát).
b) Đặc điểm của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những quyền năng pháp lý quan trọng, thông qua đó Viện kiểm sát đồng thời thực hiện hai chức năng là quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân có một số đặc điểm cơ bản, đó là:
– Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là quyền năng pháp lý đặc biệt mà Nhà nước chỉ giao cho ngành kiểm sat.
– Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là công cụ đặc biệt và là một trong những biểu hiện rõ nhất về quyền năng của Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.
c. Ý nghĩa của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
*) Ý nghĩa chính trị
Việc quy định kháng nghị phúc thẩm hình sự trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhằm góp phần quan trọng vào thực thi pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính thông nhất của pháp luật, tính pháp chế XHCN, không ngừng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
*) Ý nghĩa pháp lý
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc quy định và thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm, đồng thời cũng xác định phạm vi xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm. BLTTHS quy định về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm tương đối cụ thể và phù hợp với mục đích của xét xử phúc thẩm là kiểm tra lại tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời xử lại vụ án về mặt nội dung. Qua đó, một mặt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và của công dân, mặt khác thông qua việc sửa chữa những sai lầm, vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn, giải thích để áp dụng thống nhất pháp luật.
Kháng nghị phúc thẩm hình sự còn có một ý nghĩa pháp lý quan trọng khác là cơ sở để ghi nhận cũng như đảm bảo thực hiện một số nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, nó cơ sở để hình thành nguyên tắc “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Để vụ án hình sự có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm; nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
*) Ý nghĩa xã hội
Kháng nghị phúc thẩm hình sự góp phần đảm bảo công bằng xã hội, củng cố lòng itn của nhân dân và hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm đảm bảo uy tín của cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng. Việc đảm bảo pháp luật được thực thi, giải thích và áp dụng thống nhất là điều kiện quan trọng để hành vi của công dân được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật thống nhất, đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ văn minh; đảm bảo được các quyền cơ bản của công dân, không để xảy ra các trường hợp oan sai hay bỏ lọt tội phạm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm
– Hậu quả pháp lý của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại