Hợp đồng lao động vô hiệu ở Việt Nam là một trong những vấn đề pháp lý vô cùng phức tạp. Quá trình ký kết hợp đồng lao động, các bên luôn luôn đặc biệt lưu tâm đến các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để tránh những hậu quả pháp lý không đáng có phát sinh trong quá trình thực hiện.
Mục lục bài viết
1. Một số trường hợp dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của
Thứ nhất, hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm nguyên tắc trong quá trình giao kết hợp đồng. Là một dạng của hợp đồng dân sự, dựa trên nguyên tắc xác lập một giao dịch dân sự, khi giao kết hợp đồng lao động các bên cần phải đảm bảo các nguyên tắc xác lập giao dịch cơ bản đặc biệt liên quan đến sự tự do ý chí và tự nguyện thỏa thuận của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. Mọi thỏa thuận không xuất phát từ sự tự nguyện của các bên đều không có giá trị pháp lý. Điển hình của việc không tuân thủ nguyên tắc tự nguyện khi giao kết hợp đồng đó là trường hợp một bên hoặc các bên ký kết hợp đồng lao động do bị nhầm lẫn hoặc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Tuy nhiên, việc nhầm lẫn hoặc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ làm hợp đồng lao động vô hiệu khi đó là nguyên nhân dẫn tới việc giao kết hợp đồng lao động của các bên. Ngoài ra, hợp đồng lao động cũng sẽ bị tuyên vô hiệu nếu hợp đồng lao động được ký kết là hợp đồng giả tạo. Hợp đồng giả tạo là hợp đồng hai bên ký kết không vì mục đích xác lập, thực hiện một quan hệ lao động mà vì mục đích khác. Các nội dung trong hợp đồng không phản ánh ý chí thực sự của các bên, tức là các bên không có ý định xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đó. Thông thường thì tất cả các hợp đồng lao động vi phạm nguyên tắc này đều sẽ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ.
Thứ hai, hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động phải đảm bảo có năng lực chủ thể, trong đó bao gồm năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Dựa trên cách định nghĩa về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự trong pháp luật dân sự, năng lực pháp luật lao động được hiểu là năng lực của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật lao động có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi. Có năng lực hành vi lao động được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. Như vậy, khi xác định hiệu lực của hợp đồng lao động, năng lực chủ thể của người lao động và người sử dụng lao động là một điều kiện quan trọng trong số các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động. Trường hợp tại thời điểm xác lập hợp đồng lao động mà một hoặc cả 02 bên không có đầy đủ năng lực chủ thể thì hợp đồng lao động đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Thứ ba, hợp đồng lao động vô hiệu do nội dung hợp đồng trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động vô hiệu dưới 02 trạng thái sau:
– Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do hợp đồng lao động đó không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật và trái đạo đức xã hội;
– Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần do một số nội dung của hợp đồng đó trái pháp luật và trái đạo đức xã hội, tuy nhiên không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng lao động.
Nội dung của hợp đồng lao động được hiểu là toàn bộ hoặc một phần thỏa thuận của các bên được cả hiện trong hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Theo đó, các thỏa thuận trong hợp đồng cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trái hoặc thấp hơn so với quy định của pháp luật, nội dung vi phạm trong hợp đồng lao động sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Bên cạnh đó, nội dung hợp đồng lao động trái đạo đức xã hội được hiểu là toàn bộ, hoặc một phần thỏa thuận của các bên trong hợp đồng trái với những chuẩn mực và thuần phong mỹ tục mà xã hội đưa ra để bảo vệ cho những giá trị nhân văn của dân tộc. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc xác định chuẩn mực đạo đức xã hội không phải dễ dàng. Bài chuẩn mực đạo đức xã hội có phạm vi rất rộng nhưng lại không được ghi nhận trong một văn bản thống nhất. Vì vậy việc nhận định các hợp đồng lao động vô hiệu do trái đạo đức xã hội chủ yếu dựa trên cách nhìn nhận và đánh giá của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Thứ tư, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động được xem là công việc mà pháp luật cấm. Công việc bị pháp luật cấm được xem là những công việc bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người thậm chí là an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Những hợp đồng có nội dung công việc như vậy sẽ bị tuyên bố là hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Ví dụ: Trong hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận về việc người lao động phải tiếp nhận và vận chuyển ma túy, vũ khí từ biên giới về trụ sở của công ty cho người sử dụng lao động.
2. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:
Tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm mục đích xác định tính hiệu lực của hợp đồng lao động và là cơ sở để xử lý hậu quả phát sinh từ hiện tượng hợp đồng lao động vô hiệu. Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 516 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án nhân dân sẽ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Nhìn chung thì có thể nói, hợp đồng lao động vô hiệu sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau không chỉ đối với các bên trong quan hệ lao động mà còn đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng xã hội. Vì vậy, việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu cần phải trải qua một quá trình thu thập xác minh, kiểm tra và đánh giá vô cùng nghiêm ngặt, cẩn thận, kỹ lưỡng và yêu cầu chủ thể tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải có trình độ chuyên môn cao, có thái độ xét xử công minh trong quá trình thi hành công vụ. Chỉ có tòa án là cơ quan chức năng có trình độ chuyên môn năng lực chuyên sâu mới có thể thực hiện được vấn đề này. Vì vậy, pháp luật hiện nay chỉ cho phép tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thanh tra lao động sẽ không được quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu giống như theo quy định tại
3. Thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:
Thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu nói chung tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Chủ thể có nhu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ nộp đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi giao kết hoặc nơi thực hiện hợp đồng. Đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu cần phải đảm bảo các nội dung chính quy định tại Điều 362 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Trường hợp đơn yêu cầu hợp lệ và người yêu cậu đã nộp tạm ứng án phí, tòa án tiến hành thủ tục thụ lý đơn và gửi thông báo thụ lý cho các chủ thể có liên quan. Trong khoảng thời hạn 10 ngày được tính kể từ ngày thụ lý, tòa án tiến hành xem xét và đánh giá hiệu lực của hợp đồng lao động, chuẩn bị hồ sơ tài liệu có liên quan để giải quyết vụ việc. Hết thời hạn nêu trên và người yêu cầu không rút đơn yêu cầu, tòa án sẽ phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày quyết định mở phiên họp, tòa án sẽ tiến hành mở phiên họp để xét đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;
– Khi xét đơn yêu cầu, thẩm phán có thể chấp nhận và không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong trường hợp chấp nhận, thẩm phán sẽ phải ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong quyết định này, tòa án sẽ phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ có giá trị bắt buộc thi hành.
Như vậy có thể nói, trình tự và thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu được đánh giá là tương đối đầy đủ và hoàn thiện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.