Hành vi giết người trong mỗi trường hợp khác nhau lại cấu thành lên một loại tội phạm khác. Một số tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người.
1. Hành vi giết người cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 299
Hành vi giết người cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 299. Đối với hành vi giết người cấu thành tội khủng bố có một điểm mấu chốt để phân biệt với tội phạm khác cũng cấu thành từ hành vi giết người đó là:
Mục đích của hành vi giết người là nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng. Tình trạng hoảng sợ trong công chúng được hiểu là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ (ví dụ: hành vi gây nổ ở khu vực bến xe làm cho người dân lo lắng về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ khi tham gia giao thông).
Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông, tại nhà ga các phương tiện giao thông, trên các phương tiện giao thông, tại các nơi vui chơi, giải trí, du lịch, trường học, bệnh viện, khu dân cư, tại các tòa nhà,…).
Hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan…) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo Điều 299 của Bộ luật Hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.
2. Hành vi giết người cấu thành tội giết người (Điều 123
Dấu hiệu pháp lý của tội giết người là những đặc trưng xương sống để các tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người làm mốc xuất phát của mình. Bởi vì từ những dấu hiệu pháp lý này, những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, riêng có của những tội phạm đó sẽ được làm rõ.
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác, chấm dứt sự sống của họ. Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng chỉ có thể là con người đang sống.
3. Hành vi giết người cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự 2015)
Hành vi giết con mới đẻ cấu thành tội giết con mới đẻ có những dấu hiệu pháp lý riêng. Tội phạm này xâm phạm trực tiếp quyền được sống của đứa trẻ mới sinh. Cụ thể:
Thứ nhất: Nạn nhân của hành vi giết người phải là con mới sinh (trong vòng 7 ngày tuổi).
Thứ hai: Chủ thể của hành vi giết người phải là người mẹ của đứa trẻ là nạn nhân.
Thứ ba: Hậu quả của hành vi có thể gây ra cái chết cho đứa trẻ.
Thứ tư: Lỗi của người mẹ trong trường hợp này phải là lỗi cố ý
Thứ năm: Nếu chủ thể của hành vi tước đoạt tính mạng đứa trẻ mới sinh không phải mẹ đứa trẻ thì không cấu thành tội giết con mới đẻ mà cấu thành tội giết người ở Điều 123.
Luật sư
4. Hành vi giết người cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự 2015)
Hành vi cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có những dấu hiệu pháp lý riêng sau đây:
– Người thực hiện hành vi giết người phải ở trong tình trạng “tinh thần bị kích động mạnh”. Ở đây tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.
– Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể đang diễn ra hoặc đã kết thúc trước đó. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân cũng có thể là chuỗi những hành vi được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài liên tục tác động đến tinh thần của người phạm tội.
– Lỗi của người phạm tội là lối cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
5. Hành vi giết người cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 Bộ luật hình sự 2015)
Thứ nhất: Điểm đặc trưng của hành vi tước đoạt tính mạng của người khác ở tội phạm này là hành vi đó được thực hiện trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Trong trường hợp này, người phạm tội đã gây ra hậu quả chết người khi hành vi rõ ràng là không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân.
Thứ hai, người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác khi có đủ cơ sở để thực hiện phòng vệ hoặc bắt giữ người phạm tội. Sự sai trái của người phạm tội và vì lý do này họ phải chịu trách nhiệm hình sự do đã phòng vệ rõ ràng là quá mức cần thiết, không có đủ cơ sở để xác định là phòng vệ chính đáng thì cũng không thể đặt vấn đề có vượt quá phòng vệ chính đáng hay không.
Thứ ba: Nạn nhân của tội phạm phải là người đang có hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác, hành vi đó phải là hành vi nguy hiểm và có mức độ nguy hiểm đáng kể hoặc nạn nhân là người phạm tội.
Thứ tư: Cần phải phân biệt hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với trường hợp hành vi giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Nếu như hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đang xảy ra nhưng chưa kết thúc, còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc.
Mục lục bài viết
1. Tội giết người do vượt quá thời hạn phòng vệ chính đáng
Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về những vấn cơ bản liên quan đến tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Công ty LUẬT DƯƠNG GIA cung cấp một số thông tin cơ bản như sau:
1. Cơ sở pháp lý.
– Bộ luật hình sự 2015.
2. Dấu hiệu tội phạm.
2.1. Chủ thể.
Cũng giống như những tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, chủ thể của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là cá nhân, có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, bất kì ai từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện tội phạm trên đều phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
2.2. Khách thể.
Khách thể của tội phạm này là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Đối tượng tác động của tội phạm là người còn sống, đang hoặc sắp thực hiện ngay tức khắc hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân.
2.3. Mặt khách quan của tội phạm.
* Hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Đó là hành vi gây ra cái chết cho người khác thông qua những hành động: đâm, chém, bắn, đập…
* Hậu quả của hành vi: cái chết của nạn nhân.
* Những dấu hiệu pháp lý cần lưu ý:
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.
Như vậy, việc thực hiện hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng phải đảm bảo một số yếu tố sau:
– Nạn nhân phải là người có hành vi phạm tội hoặc có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của bản thân người phạm tội hoặc của người khác.
– Hành vi phòng vệ của người phạm tội không tương xứng với mức nguy hiểm của hành vi xâm hại mà nạn nhân thực hiện, gây ra cái chết của nạn nhân.
2.4. Mặt chủ quan.
Yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc phải có khi một người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với trường hợp thực hiện hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật hình sự thì yếu tố lỗi ở đây là lỗi vô ý.
Động cơ của người phạm tội là muốn ngăn chặn hành vi sai trái của nạn nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc của người khác.
3. Hình phạt đối với người có hành vi phạm tội.
Điều 126 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức phạt đối với người thực hiện hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là:
“1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”
2. Tội giết người trong khi thi hành công vụ
1. Căn cứ pháp lý.
Điều 127 Bộ luật hình sự 2015.
2. Dấu hiệu tội phạm
2.1 Mặt khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan của tội phạm: là hành vi dùng vũ lực để thực hiện công vụ ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Thông thường hành vi đó là hành vi sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Ngoài ra, đều bị coi là hành vi dùng vũ khí ngoài những trường hợp pháp luật cho phép và có thể trở thành hành vi khách quan của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: quan hệ nhân quả giữa hành vi (dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép) và hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người thi hành công vụ chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu đó là hậu quả của chính hành vi dùng vũ lực ngoài những truờng hợp pháp luật cho phép mà họ đã thực hiện.
2.2 Mặt chủ quan của tội phạm.
Người phạm tội cố ý(dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép) vơi động cơ thi hành công vụ vì lợi ích chung.
Như vậy những hành vi xâm phạm tính mạng người khác do hống hách, coi thường tính mạng người khác hoặc do tư thù đều không thuộc hành vi phạm tội này.
2.3 Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Chủ thể của tội này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định. Họ là những người đang thi hành công vụ nói chung, đó là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Ngoài ra những công dân được huy động làm nhiệm vụ như: tuần tra, canh gác, bảo vệ theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc công dân, vì lợi ích chung của toàn xã hội mà sử dụng một loại công cụ nào đó để giúp sức người thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội, do đó xâm hại tính mạng của người khác thì cũng được coi là người thi hành công vụ.
3: Hình phạt của tội vô ý làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Đối với hình phạt chính thì tội vô ý làm chết người trong khi thi hành công vụ có hai khung:
Khung 1: quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 127 Bộ luật hình sự 2015
Khung 2: quy định hình phạt tù từ 08 năm đến 15 năm áp dụng đối với trường hợp làm chết 02 người trở lên hoặc đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghê hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Lưu ý :
Trong trường hợp đang thi hành công vụ, lại coi thường tính mạng của người khác, sử dụng súng vô nguyên tắc bắn chết người thì dù là người đang thi hành công vụ vẫn phạm tội giết người theo điều 123 Bộ luật hình sự 2015
Người đang thực hiện công vụ có hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ mà có thể bị kết án về tội giết người.
3. Thời điểm hoàn thành trong một số tội phạm liên quan đến giết người
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Theo đó thì:
– Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự 2015)
Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất, có nghĩa là nó đảm bảo các dấu hiệu của mặt khách quan.
– Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự 2015)
Hành vi giết người cấu thành tội Giết con mới đẻ có thể coi là một dạng giết người đặc biệt, vì vậy thời điểm hoàn thành của hành vi về cơ bản cũng chính là có hậu quả đứa trẻ (trong vòng 7 ngày tuổi) đó chết
– Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự 2015)
Cũng là một dạng đặc biệt của tội giết người, thời điểm hoàn thành của hành vi về cơ bản phải có hậu quả chết người xảy ra từ hành vi được thực hiện trong trạng thái không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.
-Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 Bộ luật hình sự 2015)
Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người cấu thành tội phạm này về cơ bản cũng được coi phải có hậu quả chết người xảy ra phù hợp với mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chống trả lại rõ ràng là quá mức cần thiết và hậu quả xảy ra.
– Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 299 Bộ luật hình sự 2015)
Ở tội này, thông qua hành vi xâm phạm tính mạng cán bộ, công chức hoặc công dân người phạm tội làm suy yếu chính quyền nhân dân. Như vậy thời điểm hoàn thành của hành vi giết người cấu thành tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 299 Bộ luật hình sự 2015) về cơ bản là thời điểm nạn nhân mà người phạm tội thực hiện hành vi giết người nhằm chống chính quyền nhân dân đã bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật.
4. Vấn đề đồng phạm trong một số tội phạm có hành vi giết người
Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về đồng phạm như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Căn cứ theo quy định trên thì đồng phạm của hành vi giết người trong các tội giết người là trường hợp có hai người trở lên (đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm) cùng thực hiện hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
Mỗi người tham gia đều biết những người kia cũng có hành vi giết người như mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi giết người mà không biết người cũng có hành vi đó thì không có đồng phạm.
Hành vi giết người trong các tội phạm giết người, dấu hiệu mục đích cũng là dấu hiệu quan trọng để có đồng phạm hay không.
Luật sư
Các tư cách đồng phạm trong một số tội phạm có hành vi giết người
Đối với người thực hành sẽ có thể có hai dạng:
– Tự mình thực hiện hành vi giết người.
– Không tự mình thực hiện hành vi giết người mà tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi giết người nhưng người trực tiếp thực hiện hành vi giết người lại không phải chịu trách nhiệm hình sự.