Song song với sự phát triển của xã hội, với các loại hình hợp tác kinh doanh, thương mại, đối ngoại, đầu tư liên quốc gia cũng ngày càng được đẩy mạnh. Để quản lý các hoạt động thương mại, liên doanh hợp tác với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể. Một trong số đó là Luật thỏa thuận quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Vấn đề thỏa thuận quốc tế tại nước ta hiện nay:
– Xã hội ngày càng phát triển, các hình thức hợp tác kinh doanh xuất hiện tại nước ta ngày càng nhiều. Không chỉ kinh doanh trong nước, các quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) còn hướng tới việc hợp tác kinh doanh với các nước trên thế giới.
– Xu hướng phát triển tự nhiên của thế giới hiện nay là toàn cầu hóa. Các công dân toàn cầu đã xuất hiện và ngày càng có dấu hiệu ra tăng. Một câu hỏi được đặt ra, là xu thế toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa là sự hội nhập, phát triển của tất cả người dân của tất cả các nước trên thế giới. Nếu trước đây, khuôn khổ để các cá nhân phát triển thường là ở trong nước; chịu sự chi phối của nền văn hóa, phong tục tập quán của các quốc gia chuyên biệt. Thì hiện nay, xu thế toàn cầu hóa giúp các quốc trên thế hội nhập, đầu tư và hợp tác với nhau.
– Hợp tác quốc tế là khái niệm quen thuộc mà ta thường được nghe tới. Đặc biệt trong bối cảnh xu thế thế giới dần có sự chuyển mình mạnh mẽ như ngày nay. Vậy hợp tác quốc tế là gì? Đây là một cụm từ, dùng để chỉ các quan hệ hợp tác đầu tư giữa các quốc gia với nhau. Theo đó, các quốc gia này sẽ thỏa thuận với nhau về các lĩnh vực, vấn đề liên quan đến lợi ích của mình. Đặc biệt, trong quan hệ hợp tác quốc tế này, các bên đều có lợi.
– Xét theo khái niệm về hợp tác quốc tế mà Nhà nước đưa ra, thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài.
– Xét về bản chất, hợp tác quốc tế gồm những đặc điểm cơ bản nhất định như sau:
+ Nó là quan hệ hợp tác, đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới với nhau.
+ Khi tham gia hợp tác quốc tế, các bên sẽ nhận được những lợi ích nhất định. Thông thường, những lợi ích này sẽ liên quan đến kinh tế, chính trị.
+ Hợp tác quốc tế còn có thể hiểu là sự phối hợp, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Khi tham gia thỏa thuận quốc tế, các bên sẽ trao đổi về lợi ích với nhau (tức hỗ trợ nhau, bổ trợ cho nhau những mặt yếu kém) để cùng phát triển.
Như vậy, có thể thấy, đặc điểm lớn nhất của hợp tác quốc tế là sự thỏa thuận, phối hợp, hợp tác với nhau để thu về những lợi ích nhất định trong tiến trình phát triển.
– Hợp tác quốc tế phải hoạt động dựa trên những nguyên tắc cụ thể, nhất định như sau:
+ Nguyên tắc tự do, tự nguyện.
+ Nguyên tắc bình đẳng.
+ Nguyên tắc tôn trọng, hỗ trợ hợp tác để cùng nhau phát triển.
+ Nguyên tắc tôn trọng những điều lệ riêng của các quốc gia và luật công pháp quốc tế.
2. Một số nội dung cơ bản nổi bật của Luật thỏa thuận quốc tế:
Nội dung cơ bản của Luật thỏa thuận quốc tế đã được thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020. Dưới đây là phần khái quát về nội cơ bản nổi bật của Luật thỏa thuận quốc tế. Cụ thể như sau:
2.1. Phạm vi điều chỉnh:
+ Luật này hợp tác quốc tế quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
+ Bộ luật này không điều chỉnh việc ký kết, thực hiện thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo pháp luật về quản lý nợ công; thỏa thuận về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài theo pháp luật về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thỏa thuận về viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật về viện trợ phi chính phủ nước ngoài; hợp đồng theo pháp luật về dân sự; hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
2.2. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế:
+ Việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
+ Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.
+ Việc ký kết, thực hiện thực hiện thỏa thuận quốc tế phải bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật
+ Thỏa thuận quốc tế phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
2.3. Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế:
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt. Đồng thời, văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
3. Ý nghĩa của luật thỏa thuận quốc tế:
– Luật thỏa thuận quốc tế năm 2020 đã được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021, thay thế cho Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Luật này gồm 7 chương, 52 điều, quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
– Luật thỏa thuận quốc tế do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, nhằm điều chỉnh các hoạt động tham gia hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay.
– Như đã phân tích ở trên, xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện mạnh mẽ cho sự hợp tác, thỏa thuận giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Việc hợp tác này hướng tới việc đảm bảo lợi ích cho các quốc gia. Luật thỏa thuận quốc tế là lợi ích quốc gia và nhu cầu hoạt động đối ngoại của nhà nước ta.
– Tuy nhiên, xét về thực tế, việc hợp tác quốc tế này không chỉ mang tới lợi ích về lợi nhuận, kinh tế hay sự phát triển kinh tế thông thường, mà nó còn có sự ảnh hưởng nhất định đến uy tín của quốc gia đó.
– Luật thỏa thuận quốc tế được xem là khoản chiếu điều chỉnh hoạt động của nước ta trong hoạt động hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Thông qua luật thỏa thuận quốc tế này, các cá nhân, tổ chức sẽ tự điều chỉnh hoạt động thỏa thuận, hợp tác của mình sao cho phù hợp với khuôn khổ quy định mà Nhà nước Việt Nam đưa ra. Hơn tất cả, luật điều chỉnh này hướng tới mục tiêu giúp người dân khi tham gia quan hệ hợp tác quốc tế sẽ tuân thủ chấp hành các nguyên tắc nhất định của pháp luật Việt Nam; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và Nhà nước Việt Nam. Bởi lẽ, hợp tác quốc tế là hướng tới sự phát triển đất nước. Nên khi thực hiện, các cá nhân, tổ chức phải ưu tiên tuân thủ những nguyên tắc này, để tạo nên nền tảng phát triển cho đất nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Luật thỏa thuận quốc tế năm 2020