Một số lưu ý về đám phán và ký kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là cầu nối giữa các Thương nhân và là hoạt động phát sinh thường xuyên của thương nhân.
Hợp đồng kinh tế là cầu nối giữa các thương nhân – chủ thể kinh doanh với nhau trên thương trường và là hoạt động phát sinh mang tính thường xuyên của thương nhân. Có thể nói trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, hầu như không có chủ thể kinh doanh nào không ký kết hợp đồng kinh tế hay còn gọi hợp đồng thương mại. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hợp đồng kinh tế, khắc phục những sơ hở, thiếu sót của hợp đồng, hạn chế tranh chấp xảy ra, bộ phận
Mục lục bài viết
1. Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng là yếu tố rất quan trọng khi ký kết hợp đồng, việc ký hợp đồng phải dựa trên một hay nhiều văn bản pháp luật để sau khi có tranh chấp phát sinh thì văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp đó. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được ký kết dựa trên hai văn bản pháp luật cơ bản là
Hai văn bản này đã thay thế cho việc ký kết hợp đồng dựa trên các văn bản Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Bộ Luật dân sự năm 1995, “Bộ luật dân sự năm 2015”, Luật thương mại năm 1997. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ký kết hợp đồng thường dựa vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và “Bộ luật dân sự năm 2015” làm căn cứ khi ký kết các hợp đồng. Điều này không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, vì Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự Luật số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực. Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.
Nguyên nhân mà các doanh nghiệp thường căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế là do thói quen từ lâu đã ký kết theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế, một nguyên nhân thứ hai là khả năng cập nhật kiến thức pháp luật của các doanh nghiệp hiện nay còn rất chậm. Nguyên nhân thứ ba là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các doanh nghiệp hiện nay còn kém hiệu quả. Tuy nhiên, cho dù nguyên nhân nào thì việc các doanh nghiệp ký kết hợp đồng không dựa trên văn bản pháp luật hiện hành là lỗi của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải chịu mọi hậu quả pháp lý do không thực hiện đúng những quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đại diện ký kết hợp đồng
Trong một doanh nghiệp thì việc ký hợp đồng sẽ được giao cho người đại diện thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì có hai loại đại diện: Đại diện đương nhiên theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Theo quy định của
– Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại điện theo pháp luật.
– Đối với công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì người đại diên theo pháp luật là Tổng giám đốc (Giám đốc), trừ trường hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật.
– Đối với công ty hợp danh thì người đại diện theo pháp luật là các thành viên hợp danh.
Như vậy, đối với người đại diện theo pháp luật họ có quyền nhân danh doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những người khác trong doanh nghiệp dù giữ bất cứ chức vụ gì đều không có quyền tự mình ký hợp đồng nhân danh doanh nghiệp mà họ chỉ có quyền ký hợp đồng theo sự uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật và chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi uỷ quyền. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật, có rất nhiều trường hợp Phó giám đốc, trưởng phòng, trưởng chi nhánh, trưởng các bộ phận ký hợp đồng không được sự uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật.
Cũng có trường hợp có giấy uỷ quyền nhưng người ký hợp đồng đã ký vượt quá phạm uy uỷ quyền, hay giấy uỷ quyền không còn thời hạn uỷ quyền. Tất cả những trường hợp trên, nếu căn cứ vào quy định của pháp luật thì hợp đồng có nhiều khả năng bị tuyên bố vô hiệu, mà hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu sẽ gây ra thiệt hại cho một bên hoặc cả hai bên. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do trong quá trình hợp tác các bên thường tin tưởng và không quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý khi giao kết hợp đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng trong Luật thương mại (2005)
Đây là điều khoản rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích cho bên bị vi phạm trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên theo Điều 300 và 301 Luật thương mại (2005), biện pháp phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng và tổng mức phạt do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp vi phạm do kết quả giám định sai.
Điều khoản này xem chừng đơn giản nhưng thực chất lại rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng rất nhiều doanh nghiệp lại không quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức điều khoản này. Do đó khi có những vấn đề phát sinh, một bên họ có thể vô ý hoặc cố ý vi phạm hợp đồng nhưng bên kia lại không thể có biện pháp bảo vệ lợi ích cho mình. Và trên thực tế có rất nhiều hợp đồng khi đi vào thực hiện, khi có những sự thay đổi về giá cả, nguyên vật liệu, biến động của thị trường, có thể một bên họ biết chắc rằng họ vi phạm hợp đồng nhưng họ vẫn cố tình vi phạm, bởi vì khi xem xét về hợp đồng thì điều khoản phạt vi phạm lại không được các bên đưa vào hợp đồng hoặc có đưa vào nhưng mức phạt lại rất thấp mà nếu mức phạt rất thấp thì dù cho họ vi phạm nhưng họ hợp đồng với một đối tác khác mà giá trị cao hơn họ vẫn kiếm được lợi nhuận rất lớn từ hợp đồng này.
Mặc dù Luật thương mại (2005) có đưa ra điều khoản bồi thường thiệt hại, theo đó thì điều khoản này không nhất thiết phải có thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật bên bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại, đồng thời thiệt hại này phải là nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên vi phạm. Thực chất thì việc chứng minh này gặp rất nhiều khó khăn và bên phải chứng minh là bên bị vi phạm.
Qua đây, chúng tôi cho rằng khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp cần tham vấn những quy định của pháp luật hiện hành. Và tốt hơn hết là các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, các luật sư trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng.
4. Một biện pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại
Phòng tránh rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại không chỉ và bao gồm những biện pháp sau các rủi ro pháp lý mang tính khách quan trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại thường là những rủi ro do thay đổi chính sách pháp luật về hợp đồng, sự biến đổi giá cả thị trường hoặc thay đổi khi Việt Nam tham gia vào các Điều ước quốc tế mà ở đó có sự bất tương thích hay chưa phù hợp với pháp luật nội địa.
Đối với những rủi ro pháp lý mang tính khách quan, việc cập nhật thông tin về các quy định này đòi hỏi pháp mang tính thường xuyên, phổ biến. Tuy nhiên, cũng cần đòi hỏi phải mang tính thường xuyên, phổ biến. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không chỉ là việc cập nhật thông tin mà điều quan trọng hơn nữa là việc xử lý thông tin, sự hiểu đúng những thay đổi đó để vận dụng một cách linh hoạt mà không cần thay đổi quy định pháp luật nội địa hay chấp nhận một cách khiên cưỡng.
Ví dụ về các chế tài do vi phạm hợp đồng, pháp luật Việt Nam và CISG đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng. Đối với những rủi ro pháp lý mang tính chủ quan trong ký kết hợp đồng thương mại thường bao gồm những rủi ro như sau: đánh giá về đối tác trong quan hệ hợp đồng, nhận thức về bản chất pháp lý của hợp đồng thương mại trong khuôn khổ pháp lý nội địa và pháp luật quốc tế, khả năng hành động trong ký kết và thực hiện hợp đồng, rủi ro từ sự ảnh hưởng hay tác động từ người thứ ba. Cũng nhấn mạnh rằng những rủi ro pháp lý có thể nhận diện được nhưng cũng có thể rủi ro tiềm ẩn trong tương lai mà vì một lý do nào đó, vào một thời điểm nào đó mới xuất hiện tác động đến mục tiêu mà hai bên hướng tới.
Đồng thời, những rủi ro có thể xuất phát từ hành vi cố ý, ngược lại có những rủi to pháp lý là hệ quả của hành vi vô ý. Vì vậy, tùy thuộc bản chất và hình thức của mỗi loại rủi ro cần xây dựng các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Những rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại kinh tế có thể là những rủi ro mang tính khách quan và những rủi ro mang tính chủ quan. Trong các rủi ro, rủi ro mang tính chất chủ quan chiếm một vị trí rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới hiệu quả hay làm suy giảm lợi ích của các bên trong hợp đồng thương mại.