Một số khó khăn còn tồn tại trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Còn nhiều khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản của ngành
Về đối tượng của hợp đồng vay tài sản: pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc ngoại tệ có được xem là đối tượng của hợp đồng vay tài sản hay không. Nếu cấm việc sử dụng đối tượng vay của hợp đồng vay tài sản là ngoại tệ thì phải có sự kết hợp giữa quy định của pháp luật với các biện pháp xử lý cụ thể trong thực tiễn vì việc sử dụng ngoại tệ là đối tượng trong hợp đồng vay tài sản hiện nay là khá phổ biến.
Về hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản: thực tế hiện nay, đã có nhiều trường hợp các bên thực hiện giao dịch vay tài sản nhưng không ký hợp đồng vay tài sản mà lại ký
>>> Luật sư
Về hợp đồng vay tài sản có bảo đảm của người thứ ba: Pháp luật chưa có quy định về cách giải quyết các trường hợp sau: bên vay tài sản chết mà không để lại di sản thừa kế thì bên cho vay có quyền khởi kiện người thừa kế đòi lại tài sản hay không? Trường hợp bên vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có quyền khởi kiện người bảo lãnh được không? Trường hợp bên nhận nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay thì bên cho vay có quyền khởi kiện bên nào? Bên người vay hay người nhận nghĩa vụ trả nợ cho người vay? Trường hợp bên nhận nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay đã thực hiện được một phần nghĩa vụ trả nợ rồi sau đó không trả tiếp, bên cho vay có quyền khởi kiện người vay hay không? Dẫn đến khó khăn cho những người có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay tài sản
Về lãi suất: Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận, tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi và cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trường hợp không có cơ sở xác định rõ mức lãi đã thoả thuận, “Bộ luật dân sự năm 2015” có quy định về mức lãi suất tại Khoản 1 Điều 476. Theo như quy định tại Điều 476, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Thực tế, việc áp dụng lãi suất cơ bản hiện nay không còn phù hợp bởi vì: việc xác định lãi suất tiền vay trong thực tế hiện nay đã có nhiều biến động và chịu chi phối mạnh mẽ của quy luật thị trường, vượt xa những dự liệu của nhà làm luật khi ban hành “Bộ luật dân sự năm 2015”; lãi suất cơ bản thường mang tính chủ quan của cơ quan quản lý, không theo kịp lãi suất thực tế diễn ra trên thị trường và đôi khi tỏ ra lạc hậu rất xa so với thực tế; nhiều điều luật quy định về lãi suất trong “Bộ luật dân sự năm 2015” không được trình bày chặt chẽ, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng và thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 476 “Bộ luật dân sự năm 2015” chưa quy định cụ thể về hậu quả pháp lí cũng như chế tài áp dụng khi các bên vi phạm về mức lãi suất như quy định.
Qua đó, có thể thấy, giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản còn vấp phải khá nhiều khó khăn do quy định của pháp luật chưa rõ ràng; chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể của pháp luật hoặc các quy định của pháp luật đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay nữa. Vì vậy, pháp luật nước ta cần sớm khắc phục những khó khăn còn tồn tại đó để việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao hơn.