Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Cùng bài viết này tìm hiểu Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực:
Mục lục bài viết
1. Một số giải pháp xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực”:
Phong trào thi đua xây dựng “trường lớp học thân thiện – học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động. Đây là một trong những phong trào lớn có ý nghĩa đến việc xây dựng môi trường học tập tốt, giáo dục khả năng tự ý thức học cho học sinh và thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đã được triển khai rộng rãi khắp ở tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong tỉnh với 5 tiêu chí sau:
– Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, sống an toàn.
– Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
– Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. Thực hiện tốt cam kết chăm sóc bồn hoa của lớp.
– Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
– Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân; không xả rác bừa bãi.
Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm ở mọi lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
– Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
– Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
Rèn luyện các dạng kỹ năng sống cho học sinh.
– Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; nâng cao tính tự lực tự quản của các em.
– Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm.
– Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm đánh nhau, tụ tập băng nhóm.
Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, thể dục thể thao.
– Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh: tham gia các hoạt động thể dục thể thao do các cấp tổ chức, tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và tham gia các Hội diễn văn nghệ tại địa phương.
– Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh: Đoàn trường tổ chức các hoạt động vui chơi khác tạo hứng thú và phù hợp với các em vào dịp 26/03.
Tham gia xây dựng tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
– Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
– Nhận chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Thực hiện lồng ghép vào các môn học để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh.