Tiền lương là một phạm trù phổ biến trong đời sống, có ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ lao động. Dưới đây là một số giải pháp giúp hoàn thiện các hình thức trả lương tại các doanh nghiệp có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Một số giải pháp giúp hoàn thiện các hình thức trả lương:
Để có thể hoàn thiện quy định của pháp luật về các hình thức trả lương, cần phải thực hiện theo một số giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật lao động về hình thức trả lương sao cho đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận về hình thức trả lương của người lao động và người sử dụng lao động phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Tự do thỏa thuận là tính chất cơ bản của của quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh. Tất cả các vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và doanh nghiệp, trong đó có tiền lương đều có thể được các bên tự quyết định bằng cách thỏa thuận dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc thỏa thuận tiền lương có thể được thực hiện ở các cấp độ khác nhau tại doanh nghiệp, trong phạm vi ngành và ở cấp quốc gia. Trong quá trình thỏa thuận, mỗi bên đều có quyền tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình nhằm đi đến thống nhất các vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Tự do thỏa thuận chính là cơ chế giúp các bên trong quan hệ lao động có thể đạt được lợi ích của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, bảo đảm quyền tự do thỏa thuận về tiền lương cũng chính là yếu tố then chốt trong yêu cầu đặt ra đối với các quy định pháp luật.
Thứ ba, có thể ban hành văn bản pháp luật riêng về tiền lương. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật về tiền lương coi trọng vấn đề này một cách thỏa đáng để nâng tầm điều chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao. Ở Việt Nam, các quy định pháp luật về tiền lương vẫn chỉ ghi nhận tại
Thứ tư, cần phải xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công việc của người lao động để áp dụng hình thức trả lương phù hợp. Đồng thời cần phải hoàn thiện cách tính lương nếu áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
2. Nguyên tắc cần phải tuân thủ trong khi hoàn thiện các hình thức trả lương:
Thứ nhất, cần phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ đúng pháp luật. Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất vì doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì luôn phải thực hiện các yêu cầu của pháp luật 1 cách đầy đủ, đúng các nguyên tắc của pháp luật. Vì là hoàn thiện công tác trả lương nên càng phải được thực hiện đúng pháp luật,vì đây là công tác mà pháp luật quan tâm đến nhất vì ảnh hưởng đến đời sống của người lao động đảm bảo cho người lao động. Và cũng đảm bảo cho doanh nghiệp các ưu đãi và hường ngộ khác.
Thứ hai, cần phải đảm bảo cho quá trình tuân thủ hình thức trả lương được tốt hơn. Thông qua quá trình hoàn thiện thì cái tất yếu phải đạt được là phải tốt hơn công tác trả lương cũ. Vì đây thể hiện được mục đích chính của việc hoàn thiện công tác trả lương. Nguyên tắc này đảm bảo chúng ta luôn đạt được mục tiêu cơ bản mà chúng ta đặt ra khi hoàn thiện công tác trả lương.
Thứ ba, cần phải đảm bảo nguyên tắc công khai, trong công tác trả lương thì phần trả lương cho nhân viên phải đảm bảo tính công bằng là sự biểu hiện bằng tiền của sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động nên phản ánh được chức năng thước đo giá trị sức lao động. Nó được dùng làm căn cứ xác định các mức tiền công cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ sở điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động. Các nhân viên phải biết rằng doanh nghiệp hoàn thiện công tác trả lương ra sao để thể hiện sự công khai và không để cho người lao động chụi thiệt trong công tác này. Đồng thời cần phải đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện, vì là công tác trả lương nên phải nhanh chóng hoàn thiện, không thể để người lao động không nhận được lương khi chúng ta đang hoàn thiện công tác trả lương vì như thế sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, tai tiếng của doanh nghiệp. Sau khi qua 2 bước là hoạch định và tổ chức thì công tác lãnh đạo phải được thực hiện 1 cách nhanh chóng, thuận tiện để tránh tình trạng xấu xảy ra trong doanh nghiệp.
3. Những yêu cầu trong quá trình tổ chức tiền lương:
Khi tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Một là, đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm thực hiện đúng chức năng vai trò của tiền lương. Yêu cầu này đặt ra tiền lương cần phải đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ, tiền lương phải là khoản thu nhập chính ổn định thường xuyên lâu dài. Một phần đủ để họ chi trả những chi phí sinh hoạt tái sản xuất sức lao động một phần dùng cho nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần. Đảm bảo được cho người lao động hăng say chú tâm vào công việc từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm thấp chi phí, hạ giá thành cho doanh nghiệp. Muốn vậy khi trả lương doanh nghiệp còn cần phải chú ý đến tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế của người lao động vì đôi khi tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có khoảng cách xa rời nhau. Tiền lương danh nghĩa có thể là cao nhưng trên thực tế vẫn không đủ chi trả cho người lao động nuôi sống bản thân, tái sản xuất sức lao động (tiền lương thực tế quá thấp) và ngược lại.
Hai là, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng của doanh nghiệp đối với người lao động, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Yêu cầu này đặt ra nhằm phát huy hết tác dụng của công cụ tiền lương là đòn bẩy vật chất của doanh nghiệp nó luôn luôn phải là động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động vươn tới thu nhập cao hơn. Mặt khác đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động.
Ba là, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu tính công bằng cho người lao động. Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động. Một hình thức tiền lương đơn giản rõ ràng dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của người lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý tiền lương trong doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: