Ngành, nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh hay chậm, đòi hỏi nhiều điều kiện hay ít và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
Nhu cầu của xã hội quyết định sự hình thành các ngành, nghề kinh doanh. Vì thế, ngành, nghề kinh doanh hết sức phong phú và đa dạng. Sự đa dạng của ngành, nghề kinh doanh cũng là cơ hội cho hoạt động kinh doanh phát triển, mở rộng. Nhưng bản chất của kinh doanh là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, đem lại lợi ích cục bộ cho cá nhân, tổ chức. Do đó tự các cá nhân, tổ chức kinh doanh không thể đảm bảo lợi ích của toàn xã hội, hoạt động kinh doanh của các chủ thể có nguy cơ xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác. Vì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mình, chủ thể kinh doanh có thể không loại trừ những ngành, nghề kinh doanh nào mà nhu cầu xã hội đặt ra. Thực tế thì nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng là chính đáng, có nhu cầu của con người đặt ra có nguy cơ làm băng hoại những giá trị đạo đức, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội (chẳng hạn như nhau cầu về sử dụng, kinh doanh ma túy). Để cho lợi ích của từng cá nhân, tổ chức đạt được trong kinh doanh, trên cơ sở mục tiêu chung của toàn xã hội, đòi hỏi phải có sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tập quán của mỗi nước mà Nhà nước đưa ra các quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện và ngành nghề tự do kinh doanh. Cũng chính vì vậy mà cũng một ngành, nghề kinh doanh mà ở quốc gia này cấm kinh doanh nhưng ở quốc gia kia lại khuyến khích kinh doanh. Tuy nhiên điểm chung của các quốc gia trog quản lý ngành, nghề kinh doanh đều nhăm tạo ra sự phù hợp giữa nhu cầu và lợi ích của từng chủ thể với lợi ích chung của toàn xã hội. Việc quy định về ngành, nghề kinh doanh không có nghĩa là hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà là tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp có cơ sở loại trừ đối với một số ngành nghề, còn lại có thể tự do lựa chọn kinh doanh các ngành nghề khác. Tùy thuộc vào mức độ tác động của ngành, nghề liên quan đến trật tự an toàn xã hội và lợi ích cộng đồng, Nhà nước đưa ra quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điêu kiện.
Đối với các ngành, nghề mà Nhà nước cấm kinh doanh, khi tiến hành đăng ký kinh doanh nhà đầu tư phải loại bỏ những ngành, nghề đó. Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà Nhà nước không cấm. Trường hợp cố tình kinh doanh trong những ngành, nghề này thì chủ thể kinh doanh sẽ bị coi là có hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất về ngành, nghề kinh doanh. Ở Việt Nam, kinh doanh hàng cấm như chất ma túy, vũ khí, đạn dược, mại dâm, buôn bán phụ nữ …là một loại tội phạm và biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất được áp dụng là xử lý hình sự. Ngoài việc cấm kinh doanh những ngành nghề nhất định, pháp luật còn quy định những ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh, hoặc kinh doanh có điều kiện. Về nguyên tắc, tự do kinh doanh có nghĩa là tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Vì thế không phải mọi ngành, nghề kinh doanh có nguy cơ xâm phạm trật tự an toàn xã hội đều bị Nhà nước cấm kinh doanh. Đối với những ngành nghề mà tác động do hoạt động kinh doanh đem lại còn có điều kiện khắc phục, nhà đầu tư vẫn có quyền kinh doanh. Tuy nhiên, Nhà nước đưa ra một số điều kiện sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể hoạt động mà không gây ra tác hại, vi pham lợi ích của cộng đồng. Công cụ quản lý các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện là các giấy phép kinh doanh, hoặc các điều kiện kinh doanh cụ thể. Những giấy tờ này không đồi hỏi phải có ngay trong hồ sơ đăng ký kinh doanh nhưng cũng tương tự như một công ty đã được cấp phép thành lập mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện, ở những ngành, nghề này , doanh nghiệp phải được cấp giấy phé trước khi bắt đầu kinh doanh. Điều đó có nghĩa là, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp vẫn chưa phải là đã hoàn tất các thủ tục để đi vào kinh doanh. Trong một số ngành, nghề nhất định chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiên kinh doanh hoặc sau khi đã được xem xét cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành, nghề đó thì thủ tục kinh doanh mới được coi là hoàn tất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngành, nghề kinh doanh là yếu tố chi phối mạnh mẽ bởi các nhu cầu xã hội, có tác động trực tiếp và lâu dài đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, quy định về ngành , nghề cấm kinh doanh; ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cũng chỉ gắn với những thời điểm nhất định. Những thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội làm phát sinh nhiều nhu cầu mới, trong đó không loại trừ những nhu cầu đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội, đòi hỏi Nhà nước cần mở rộng đối với những ngành nghề cần phải cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện. Các quy định về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kiểm toán độc lập là một hình thức để Nhà nước quản lý doanh nghiệp, đảm bảo những điều kiện tối thiểu để doanh nghiệp có thể kinh doanh được (như về chủ thể, về vốn ) mà không phương hại đến lợi ích cộng đồng, lợi ích Nhà nước, cũng như đảm bảo các điều kiện … Ngành, nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh hay chậm, đòi hỏi nhiều điều kiện hay ít và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý Nhà nước đối với việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.Đòng thời, ngành nghề kinh doanh cũng là các yếu tố quyết định các điều kiện khác trong thủ tục đăng ký kinh doanh, chẳng hạn như nó quyết định về điều kiện về vốn kinh doanh, điều kiện về chuyên môn của của người quản lý doanh nghiệp.