Hiện nay tại Việt Nam thì nhu cầu xin tinh trùng để sinh con là rất lớn, tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu biết hết quy định của pháp luật trong vấn đề hiến tặng tinh trùng. Vậy một người có được phép cho vào hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở hay không?
Mục lục bài viết
1. Một người được cho, hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở không?
Thực tế có thể nói, hiện nay có rất nhiều người trong xã hội cần tinh trùng để hiện thực hóa ước mơ làm cha và làm mẹ. Tặng cho tinh trùng hay còn được gọi là hiến tinh trùng để hỗ trợ sinh sản từ lâu đã được xem là một trong những phương pháp mang tính nhân văn cao, tuy nhiên cũng có những quy định pháp luật mà người nhận tinh trùng và người hiến tinh trùng cần phải tuân thủ. Có thể hiểu, tặng cho tinh trùng và hiến tinh trùng tức là một người đàn ông đã tặng tinh trùng của mình cho ngân hàng tinh trùng hoặc trung tâm tinh trùng để thực hiện vào mục đích nhân đạo. Sau khi được hiến tặng thì tinh trùng được hiến tặng đó sẽ được sử dụng để thực hiện các biện pháp phục vụ cho quá trình hỗ trợ sinh sản của những người và những cặp gia đình cần có tinh trùng để đạt được quy trình thụ tinh thành công trong ống nghiệm.
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể cần phải tuân thủ của người hiến tinh trùng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Một người có được tặng cho và hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về việc cho tinh trùng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Người cho tinh trùng theo quy định của pháp luật sẽ được khám và thực hiện các biện pháp xét nghiệm để xác định xem người cho tinh trùng có bị các bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ đời sau hay không, người cho tinh trùng có bị mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến khả năng không nhận thức và không có khả năng điều khiển hành vi của mình hay không, người cho tinh trùng có bị lây nhiễm HIV hay không;
– Tự nguyện cho tinh trùng và chỉ được phép cho tinh trùng tại một cơ sở khám chữa bệnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế công nhận được quyền thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
– Các cơ sở khám chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, không được phép cung cấp địa chỉ và hình ảnh cá nhân của người cho tinh trùng;
– Tinh trùng của người cho tinh trùng chỉ được sử dụng cho một người theo quy định của pháp luật nếu không sinh con thành công thì mới được phép sử dụng cho người khác, trong trường học sinh có thành công thì tinh trùng của người cho tinh trùng chưa sử dụng hết sẽ phải được hủy hoặc hiến tặng cho các cơ sở để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học.
Như vậy thì có thể nói, một người không thể sử dụng tinh trùng của mình để tặng cho và hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau. Theo như phân tích nêu trên thì một người chỉ có thể được biến tinh trùng tại một cơ sở khám chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ ý tế công nhận được phép thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Hành vi hiến tinh trùng hoặc tặng cho tinh trùng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau sẽ bị xem là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo điều luật tương ứng.
2. Mức xử phạt hành vi cho, hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở:
Hiện nay pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với người có hành vi hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau trái quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi tại Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Cho tinh trùng hoặc cho noãn tại nhiều hơn một cơ sở khám chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế cho phép thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
– Tiến hành hoạt động thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm trái quy định của pháp luật và không tuân theo quy trình kỹ thuật, không tuân theo quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế ban hành;
– Thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cho người nhận tinh trùng hoặc phôi mà xét thấy người nhận tinh trùng không đủ điều kiện để có thể nhận theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng phôi còn thừa không có hợp đồng tặng cho để thực hiện các biện pháp kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho để sử dụng cho hơn một người trái quy định của pháp luật, trừ những trường hợp sinh con không thành công thì mới được phép sử dụng phôi đó cho người khác;
– Không hủy hoặc hiến tặng cho các cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học đối với số phôi khi chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
– Sử dụng phôi không sử dụng hết có hợp đồng tặng cho tuy nhiên chưa được sự đồng ý của người đứng đầu các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, người nào có hành vi tặng cho hoặc hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau là hành vi trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi cho, hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi tại Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lĩnh vực dân số, và tiền đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về ý tế dự phòng và phòng chống HIV, bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh, dược phẩm mỹ phẩm và các trang thiết bị y tế, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính khi giá trị của các tang vật đó không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực theo như phân tích nêu trên và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực y tế dự phòng và phòng chống HIV, phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, và tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh và dược phẩm mỹ phẩm, tức quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tiếp thu vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền đối với từng lĩnh vực theo như phân tích nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực dân sự, và tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính và y tế dự phòng và phòng chống HIV, phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về khám chữa bệnh và dược phẩm mỹ phẩm, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, người cho tinh trùng tại nhiều hơn một cơ sở khám chữa bệnh theo như phân tích nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng, vì vậy thẩm quyền xử phạt đối với người có hành vi hiến tinh trùng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trái quy định của pháp luật sẽ thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
–
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.