Khái quát chung về vấn đề đăng ký xe ở nước ta hiện nay? Một người đăng ký đứng tên được mấy xe máy, mấy xe ô tô?
Xe máy, xe ô tô là phương tiện di chuyển cần thiết, phổ biến ở nước ta hiện nay. Khi sở hữu xe máy, xe ô tô bất kỳ, cá nhân phải tiến hành đăng ký đứng tên sở hữu đối với phương tiện đó. Vậy một người đăng ký đứng tên được mấy xe máy, mấy xe ô tô?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về vấn đề đăng ký xe ở nước ta hiện nay:
– Xe được xem là phương tiện di chuyển của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông. Nó giúp việc di chuyển của các con người trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Thời gian đi lại được rút ngắn, công sức di chuyển không còn bị tiêu hao nhiều,..đây được xem là những minh chứng cụ thể nhất cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của phương tiện giao thông đối với cuộc sống của con người. Đi học, đi làm, đi chơi,…cá nhân đều cần phương tiện để di chuyển. Mức sống không cao thì người dân có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng. Mức sống, thu nhập ổn định, người dân có thể sở hữu phương tiện di chuyển riêng cho mình.
– Đăng ký xe là việc cung cấp các thông tin cần thiết của xe và chủ xe để thực hiện thủ tục đăng ký xe. Sau khi hoàn tất các thủ tục về việc đăng ký sở hữu với xe, cá nhân sẽ được cung cấp giấy chứng nhận đăng ký xe. Giấy chứng nhận đăng ký xe là một tài liệu chính thức cung cấp bằng chứng đăng ký xe. Nó được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ như một phương tiện để đảm bảo rằng tất cả các phương tiện giao thông đường bộ đều được đăng ký xe quốc gia, nhưng cũng được sử dụng như một hình thức thực thi pháp luật và để tạo điều kiện thay đổi quyền sở hữu khi mua và bán một chiếc xe.
– Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống, mức sống của con người ngày càng được nâng cao. Theo đó, phương tiện di chuyển của con người cũng được thay đổi theo tiện ích chung của thời đại. Khoảng 30 năm về trước, phương tiện di chuyển chính của người dân Việt Nam thường là xe đạp, xe máy. Khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông chư phát triển, mức sống của người dân còn hạn chế, nên số người sở hữu phương tiện di chuyển của riêng mình thường không cao. Hiện nay, song song với sự phát triển chung của kinh tế, xã hội, các phương tiện tiện hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu sống của bản thân và gia đình. Xe máy, xe ô tô lần lượt được sản xuất, nhập khẩu vào Việt nam ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Trung bình, 80% người dân đến tuổi vị thành niên sẽ sở hữu cho mình một chiếc xe máy. Số người sở hữu ô tô ở nước ta cũng ngày càng gia tăng.
– Xe máy, ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển, mà nó còn là tài sản riêng của cá nhân. Do đó, khi mua bất kỳ phương tiện gì, người dân sẽ thực hiện đăng ký sở hữu đối với phương tiện đó. Việc đăng ký đứng tên xe máy, ô tô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cá nhân sở hữu, cũng như đối với cơ quan Nhà nước.
+ Đối với cá nhân: Đăng ký đứng tên đối với xe máy, ô tô là việc cá nhân xác lập quyền sở hữu của mình đối với phương tiện đó. Như đã phân tích, xe máy, ô tô được xem là tài sản của cá nhân. Việc đăng ký đứng tên sở hữu giúp Nhà nước công nhận quyền sở hữu, bảo hộ tài sản của cá nhân trong trường hợp xảy ra các rủi ro nhất định như: tranh chấp, trộm cắp,..Khi các trường hợp rủi ro này xảy ra, giấy chứng nhận đăng ký xe giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra, tìm lại tài sản cho chủ sở hữu.
Ví dụ: Anh Phạm văn N mua một chiếc xe máy hiệu Vision của hãng Honda. Anh mua xe với giá trị là 35.000.000 (35 triệu đồng). Ngay sau khi thanh toán mua xe, anh N đã tiến hành làm thủ tục đăng ký sở hữu chiếc xe này. Thời gian sau, do sơ suất, anh bị kẻ gian trộm mất xe. Anh đã trình báo cơ quan công an. Một tháng sau thời điểm bị mất xe, cơ quan công an đã liên lạc với anh. Nhờ đăng ký sở hữu chiếc xe, nên ngay khi đối tượng kia bị bắt khi dùng xe của anh N để cướp giật đồ của người qua đường, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định được đó là xe của anh N, từ đó liên hệ với anh để nhận lại xe.
+ Đối với Nhà nước: Việc đăng ký sở hữu đối với xe máy, ô tô, giúp Nhà nước dễ dàng quản lý việc tham gia giao thông của các cá nhân. Thực tế, có rất nhiều đối tượng khi tham gia giao thông không tuân thủ theo các quy định về giao thông của luật. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các cá nhân liên quan trong quá trình tham gia giao thông. Thực tế, có những đối tượng tham gia giao thông vượt đèn đỏ, tại thời điểm cá nhân vượt đèn đỏ không có cán bộ công an trực nên không thể lập biên bản. Tuy nhiên, nhờ việc đăng ký sở hữu xe, cơ quan chức năng đã dựa vào biển số mà Camera quay được để xác định cá nhân vi phạm là ai, từ đó ra quyết định xử phạt (thường được gọi là phạt nguội). Điều này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền không bỏ lọt hành vi phạm tội, giúp người dân tham gia giao thông một cách trung thực, nghiêm túc, tuân theo các nguyên tắc chung khi tham gia giao thông mà pháp luật quy định. Từ đó, giúp quá trình quản lý trật tự giao thông trở nên dễ dàng hơn, văn hóa giao thông cũng được đảm bảo.
2. Một người đăng ký đứng tên được mấy xe máy, mấy xe ô tô?
2.1. Thủ tục đăng ký xe:
Theo quy định của pháp luật, việc đăng ký xe phải tuân thủ theo các nguyên tắc, thủ tục nhất định, cụ thể như sau:
– Đối với việc đăng ký xe lần đầu, thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định Điều 7, Điều 8 và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
Bước 2: Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ và thực tế xe đầy đủ đúng quy định;
Bước 3: Hướng dẫn chủ xe bấm chọn biển số trên hệ thống đăng ký xe;
Bước 4: Chủ xe nhận giấy hẹn trả giấy chứng nhận đăng ký xe, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số;
Bước 5: Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định tại Điều 4
– Đối với thủ tục đăng ký sang tên: Thực tế, có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu của chiếc xe thực thiện bán xe cho đối tượng khác. Người mua sau khi mua xe, phải thực hiện thủ tục nhằm sang tên chủ sở hữu từ người chủ cũ sang tên mình. Thủ tục đối với trường hợp này cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân bán, điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc thừa kế xe: Khai báo và nộp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA;
Bước 2: Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe thực hiện thu hồi đăng ký, biển số xe trên hệ thống đăng ký xe, cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe và cấp biển số tạm thời;
Bước 3: Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc được thừa kế xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: Nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7; khoản 2, khoản 3 Điều 8, giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (không áp dụng trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe) và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA để làm thủ tục đăng ký sang tên. Trình tự cấp biển số thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm đ (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, mô tô sang tên trong cùng điểm đăng ký) và điểm b, điểm c điểm d, điểm đ khoản 1 Thông tư 58/2020/TT-BCA (đối với sang tên khác tỉnh).
– Đối với các trường hợp đăng ký xe khi cơ sở dữ liệu cơ quan đăng ký xe kết nối với cơ sở dữ liệu điện tử của các Bộ, ngành: Giấy tờ quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA được thay thế bằng dữ liệu điện tử là căn cứ để cấp đăng ký, biển số xe, thì cần phải tuân thủ theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra thông tin của chủ xe
Bước 2: Kiểm tra thông tin điện tử của xe: Căn cứ thông tin về hóa đơn điện tử, mã hồ sơ khai lệ phí trước bạ, thông tin tờ khai hải quan điện tử, thông tin xe sản xuất lắp ráp trong nước ghi trong
Như vậy, pháp luật đưa ra những quy định vô cùng cụ thể về việc đăng ký xe. Ở từng trường hợp cụ thể, thủ tục đăng ký xe cũng khác nhau.
2.2. Số lượng xe máy, ô tô mà một người có thể đăng ký sở hữu:
Pháp luật không quy định số lượng xe máy, xe ô tô mà một người có đăng ký sở hữu. Cá nhân là người đứng ra mua xe hợp pháp, thì họ hoàn toàn có quyền đứng tên sở hữu với phương tiện đó. Như đã nói ở trên, xe máy, xe ô tô được xem là tài sản của cá nhân. Do đó, họ hoàn toàn có quyền đăng ký chứng nhận sở hữu với tài sản mà mình có được.
Như vậy, không hạn chế về số lượng xe máy, xe ô tô mà một người có thể đăng ký sở hữu. Chỉ cần có tài sản, có nhu cầu, thì cá nhân hoàn toàn làm thủ tục đăng ký sở hữu với phương tiện đó.