Hành vi trái pháp luật là gì? Thiệt hại xảy ra là gì? Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra?
Một hành vi như thế nào thì được xác định là hành vi trái pháp luật. Những hành vi trái pháp luật thường xảy ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: vi phạm hành chính, vi phạm hình sự, vi phạm dân sự, vi phạm hiến pháp, vi phạm kỷ luật,….Mỗi một hành vi trái pháp luật xảy ra thì thường kéo theo đó là thiệt hại về người và tài sản mà việc thiệt hại này tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà sẽ bị sử phạt theo những quy định khác nhau. Một hành vi được xác định là hành vi trái pháp luật có đồng nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Chắc hẳn có rất nhiều người còn nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hành vi trái pháp luật là gì? Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra?
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Hành vi trái pháp luật là gì?
Hành vi trái pháp luật là việc các nhân, tổ chức thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật, được thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi sau: Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện và thứ ba là thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.
Như vậy có thể thấy ở đây về đặc trưng để xác định một hành vi có được xem hành vi đó là hành vi trái pháp luật hay không chính là hành vi đó có sự thể hiện trái với pháp luật hiện hành hay không. Trái pháp luật ở đây được biết đến là sự sai trái trong hành vi của cá nhân, tổ chức, theo từ điển tiếng Việt thì sai trái được hiểu là hành vi đi ngược lại với lẽ phải, làm những điều không đúng đắn, không đúng với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Vi phạm pháp luật là việc mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật được pháp luật Việt Nam được phân loại theo nhiều loại khác nhau dựa vào các tiêu chí các loại phạm tội khác nhau theo quy định của pháp luật trong từng lĩnh vục. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…
Dựa trên cơ sở của khoa học pháp lý ở Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật và tính chất nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Dựa trên hai tiêu chí này thì vi phạm pháp luật hay nhũng hành vi trái pháp luật được phân chia thành các loại sau:
Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm thì theo như quy định của pháp luật hình sự hiện hành được quy định trong
Vi phạm hành chính thi theo như các quy định về pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của nước ta thì vi phạm hành chính được biết đến dưới góc độ pháp lý là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm theo quy định tại
Ngoài ra thì đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự được hiểu dưới góc độ pháp lý là hành vi trái pháp luật dân sự và là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
2. Thiệt hại xảy ra là gì?
Thiệt hại theo quy định của pháp luật thì thiệt hại được hiểu là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, bởi vì mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp và khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Khoản 1 Điều 307
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tồn thất về tinh thần”.
Theo đó, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Việc xác định thiệt hại làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần lưu ý những thiệt hại phải được xác đinh một cách cụ thể, chi tiết vừa làm căn cứ cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có phát sinh hay không, đồng thời cũng là căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. thiệt hại phải được đánh giá một cách khách quan, không được suy diễn chủ quan, duy ý chí. Ngoài ra thì thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại trực tiếp và cũng có thể là những thiệt hại gián tiếp.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm thì thiệt hại cũng là yếu tố đầu tiên cần xác định, điều nay được thể hiện rõ tại Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015
“Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại”.
Thiệt hại do mồ mả bị xâm lấn gồm những thiệt hại như thiệt hại do mồ mả bị sạt lún: nghĩa là hành vi gây thiệt hại làm cho mồ mả không còn nguyên hiện trạng ban đầu. Mồ mả bị sạt, bị sụp lún do bị đào xúc dưới chân mộ làm cho chân mộ không còn chắc chắn, sẽ bị sụp, lún ngay nếu như tình trạng đào xúc xâm lấn quá nhiều, quá gần vào vị trí mồ mả hoặc có nguy cơ sạt lún cao nhất là khi mưa lũ. thiệt hại do mồ mả bị san lấp. Tức là mồ mả bị lấp, bị san bằng có thể dẫn tới tình trạng nhầm lẫn cho người nhà người có mồ mả, thiệt hại do việc một phần của mồ mả bị xâm phạm như hư hỏng bia ghi tên của người chết, gây nhầm lẫn cho thân nhân của người chết.
Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, thiệt hại phải được xác đinh một cách cụ thể, chi tiết vừa làm căn cứ cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có phát sinh hay không, đồng thời cũng là căn cứ để ấn định mức bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là những tổn thất về vật chất thực tế tính được thành tiền do việc xâm phạm đến mồ mả. Đây là yếu tố quan trọng cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm.
3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật, hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật, hiện tượng khác.
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau. Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở để xác định mức bồi thường. Do đó, cần có cái nhìn toàn diện trách đánh giá một cách khiên cưỡng, suy diễn chủ quan, duy ý chí. Cần phải xác định rằng, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi và ngược lại.
“Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra”.
Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả và thiệt hại xẩy ra cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thứ nhất, nguyên nhân và kết quả mang tính khách quan, quan hệ nhân quả nằm trong bản chất sự việc, không phụ thuộc vào ý chí con người. Hành vi đào bới, san lập chính là nguyên nhân dãn đến tình trạng mồ mả bị sụp, lún, bị lấp,…
+ Thứ hai, khi có sự biến đổi của sự vật hiện tượng luôn có nguyên nhân gây nên sự biến đổi đó. Không có hiện tượng nào bị biến đổi mà không có nguyên nhân. Như vây, không thể có thiệt hại nếu không có hành vi gây thiệt hại. Nghĩa là việc mồ mả bị xâm phạm phải xuất phát từ nguyên nhân nào đó, gây nên những hậu quả nhất định. Mồ mả có thể bị sụp, lún, bị phá hủy do thiên tai, động đất và hành vi của con người. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra trong trường hợp đó là hành vi của con người, gây ra hậu quả mà thôi.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm mồ mả và thiệt hại xảy ra có mối liên hệ tất nhiên, tất yếu, theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.