Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. Vai trò của hợp đồng lao động và thỏa ước lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?
Trong mối quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ lao động nói riêng thì không thể tránh khỏi các mâu thuẫn, các tranh chấp để có cơ sở giải quyết các tranh chấp khi phát sịnh thì cần có một sự thỏa thuận trước đó như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động để các bên thiết lập, điều chỉnh và tuân theo nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động là việc hết sức cần thiết. Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể là gì? . Vai trò của hợp đồng lao động và thỏa ước lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Xét về mặt bản chất thì thỏa ước lao động tập thể cũng tương tự như hợp đồng lao động vì nó cũng đều là sự thỏa thuận giữa, thiê người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, thỏa thuận về mức lương, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, xử lý kỷ luật lao động, các chế độ thưởng, chế độ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề… được các bên xác lập thông qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu thỏa ước lao động tập thể là một trong những
Theo quy định tj ại Điều 15 “
Mục lục bài viết
1. Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và tập thể. Biểu hiện của mối quan hệ thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, hợp đồng lao động là cơ sở để thiết lập thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước lao động tập thể là căn cứ pháp lý để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là cơ sở để thiết lập thỏa ước lao động tập thể vì phải có các hợp đồng cá nhân, tức tồn tại quan hệ lao động cá nhân thì mới hình thành nên tập thể lao động, mới có nhu cầu liên kết của tập thể và từ đó mới có tổ chức đại diện của tập thể lao động- một bên trong thỏa ước lao động tập thể. Hơn nữa việc thực hiện hợp đồng lao động ở một khía cạnh nào đó cũng chính là việc thực hiện thỏa ước.
Thỏa ước lao động tập thể khi đã có hiệu lực pháp luật trở thành căn cứ để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động vì thỏa ước là văn bản pháp lý mà nội dung của nó là quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Điều có ý nghĩa ở đây là trên cơ sở những quy định có tích chất chung chung của Bộ luật lao động thông qua thỏa ước quyền và nghĩa vụ các bên, đặc biệt là của người lao động được ghi nhận một cách cụ thể, rõ rang cùng với một cơ chế đảm bảo thực hiện trên cơ sở cam kết phù hợp với điều kiện, khả năng của các bên.
Như vậy, trên thực tế dù không có thỏa ước, hợp đồng lao động vẫn thể được xác lập nhưng khi có thỏa ước lao động tập thể thì nó trở thành căn cứ, cơ sở làm cho các bên trong thỏa thuận của các bên trong hơp đồng lao động chi tiết, cụ thể và điều quan trọng là sự ràng buộc, khả năng hiện thực hóa các cam kết trong hợp đồng lao động là rất cao.
Luật sư
Thứ hai, thỏa ước lao động tập thể là một trong những nguồn pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động.
Cũng như bất kỳ một quan hệ lao động nào, quan hệ hợp đồng lao động mặc dù được hình thành trên cơ sở tự do, tự nguyện nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau luôn có nguy cơ xảy ra tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng lao động, bên cạnh bản hợp đồng là căn cứ thì thỏa ước lao động tập thể được coi là nguồn quan trọng để giải quyết tranh chấp lao động. Sở dĩ như vậy là vì thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận mang tính tập thể, là sự cam kết giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Nội dung của thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của luật lao động phù hợp với điều kiện, khả năng doanh nghiệp và đã được đăng ký. Do đó, khi thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thì nội dung của nó mang tính quy phạm với các bên. Vì vậy, khi có tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào thỏa ước để xem xét các giá trị pháp lý của quan hệ tranh chấp và lấy đó làm căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên như tiền lương, trợ cấp… mà không cần viện dẫn các quy định của Bộ luật lao động.
Chính vì thế người ta coi thỏa ước là một “bộ luật con” của doanh nghiệp, là nguồn quy phạm tại chỗ, bổ sung một cách kíp thời cho pháp luật lao động để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng.
2. Vai trò của hợp đồng lao động và thỏa ước lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?
2.1. Vai trò của hợp đồng lao động trong việc giải quyết các tranh chấp lao động
+ Hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng giữa người sử dụng lao động và người lao động khi có tranh chấp xảy ra vì hợp đồng lao động thể hiện các thỏa thuận, thể hiện ý chí của các bên theo nguyên tắc bình đẳng, tự do của các bên trong quá trình xác lập và duy trì các mối quan hệ lao động nhằm ghi nhận những cam kết giữa người lao động và người sử dụng lao động làm cơ sở cho việc thực hiện và nhằm bảo đảm các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên.
+ Hợp đồng lao động là một trong những cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động trong mối quan hệ lao động. Vì nó là chứng cứ chứng minh, vừa có thể coi là quy phạm để giải quyết các vụ việc tranh chấp giữa các bên.
+ Hợp đồng lao động là cơ sở để người sử dụng lao động thực hiện các quyền quản lý, điều hành người lao động khi hợp đồng lao động được ký kết trong quan hệ lao động, chỉ có thiết lập quan hệ dựa trên hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động mới được quyền quản lý đó theo sử thỏa thuận của các bên.
+ Hợp đồng lao động cũng là một trong những cơ sở để các bên có thể giải quyết các quyền lợi, các chế độ liên quan đến người lao động như điều kiện làm việc, lương, phụ cấp lương và các phụ cấp khác cho người lao động đặc biết là các chế độ bảo hiểm xã hội vì tiền lương mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động là điều kiện quan trọng để xác định mức đóng bảo hiểm xã hội để tính toán mức đóng và mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định của pháp luật.
2.2. Vai trò của thỏa ước lao động
Tuy thỏa ước lao động và hợp đồng lao động là tương tự nhau để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thỏa ước lao động có vai trò quan trọng rất lớn trong doanh nghiệp của tập thể thông qua cơ quan đại diện của tập thể của người lao động là công đoàn. còn đối với các doanh nghiệp chưa có công đoàn thì là sự thỏa thuận của tập thể toàn bộ người lao động đối với các doanh nghiệp.
+ Thỏa ước lao động tập thể tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.
+ Thỏa ước lao động tập thể cũng có thể coi là một trong những nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động.
+ Khi các bên ký thỏa ước lao động tập thể có thể góp phần điều hòa các lợi ích của các bên, giúp hạn chế cạnh tranh không cần thiết nhằm tạo ra những điều kiện cho sự gắn bó của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
+ Thông thường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người lao động phụ thuộc phần lớn vào trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và người lao động vì người sử dụng lao động cũng không thể điều hành doanh nghiệp mà không có người lao động cũng như người lao động luôn cần người sử dụng lao động để đạt được mục đích cuối cùng của mình.
+ Thỏa ước tập thể lao động là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Do đó, để hạn chế những tranh chấp lao động phát sinh về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động thì việc các bên thỏa thuận thỏa ước lao động và hợp đồng lao động là việc hết sức cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.