Chế tài trong hoạt động thương mại? Mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thương mại năm 2005? Đặc điểm của chế tài trong thương mại?
Ngày nay, nền kinh tế thị trường của nước ta phát triển phần lớn là nhờ vào sự thiết lập nền tảng pháp lí quyền tự do kinh doanh trong quan hệ thương mại và các quan hệ hợp đồng. Các quan hệ hợp đồng trong thương mại cũng vì thế mà trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Hiện tượng vi phạm hợp đồng cũng diễn ra nhiều hơn. Để kiểm soát được những hành vi vi phạm hợp đồng thì pháp luật đã quy định về mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thương mại. Vậy mối quan hệ giữa các chế tài theo
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại năm 2005.
1. Chế tài trong hoạt động thương mại
Căn cứ theo như quy định tại Điều 292 Luật thương mại 2005 đã quy định chế tài trong hoạt động thương mại, cụ thể: Chế tài trong hoạt động thương mại được xác định là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên vi phạm hợp đồng trong thương mại. Cũng theo quy định tại luật này thì căn cứ chung để áp dụng chế tài phải có các hành vi vi phạm là các hành vi thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây là căn cứ cần được đưa ra chững minh trong việc áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài. Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Căn cứ này bắt buộc phải được viện dẫn khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế. Bên cạnh đó thì không thể không nhắc đến hành vi vi phạm là hành vi có lỗi của bên vi phạm, đây là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các loại chế tài
2. Mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thương mại năm 2005
Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm khác nhau mà các chủ thể có thể phải chịu những loại chế tài khác nhau sau đây:
2.1. Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác.
Theo Luật thương mại thì nếu không có thỏa thuận trước, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Khoản 1, Điều 225 Luật thương mại quy định: “bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng”
Theo tinh thần của luật này thì vi phạm đó đã được áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì các bên không thể viện một lý do nào khác để tiếp tục bắt bên kia phải bồi thường thiệt hại hay nộp phạt cho chính vi phạm đã được giải quyết xong.
Còn trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, Khoản 2, Điều 225 của Luật thương mại quy định tiếp: “bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình” .
Điều này có nghĩa là chỉ khi bên kia tuyên bố hoặc thông báo rằng anh ta sẽ không thực hiện yêu cầu mà bên bị vi phạm đề xuất, bên bị vi phạm mới được đem các hình thức trách nhiệm khác ra áp dụng.
2.2. Về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng và chế tài đòi bồi thường thiệt hại
Điều 234, Luật thương mại quy định: “Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm”. Như vậy, Luật thương mại theo quan điểm rằng hai chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm về bản chất có nhiều điểm tương đồng: phạt vi phạm được coi là bồi thường thiệt hại ước tính, còn bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế của bên vi phạm. Do đó, nếu đã đòi tiền phạt (bồi thường thiệt hại ước tính) thì không được đòi bồi thường thiệt hại thực tế nữa.
2.3. Đối với chế tài hủy hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm khác để bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 237, Luật thương mại).
Tóm lại, mặc dù được vận dụng trong những tình huống vi phạm khác nhau, các hình thức trách nhiệm lại có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, thậm chí không tách rời nhau. Cái khó là phải biết kết hợp các chế tài này để giải quyết vấn đề khi có vi phạm hợp đồng một cách hợp lý nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên bị vi phạm.
2.4. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Có sự khác nhau trong quy định về mối quan hệ này giữa Luật thương mại 2005 và
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Còn Bộ luật dân sự 2005 quy định mối quan hệ này như sau “Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”. Như vậy, nếu là hợp đồng dân sự thì trong trường hợp 2 bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt. Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng cho các bên khi giao kết hợp đồng dân sự.
Còn với
Bản thân tác giả ủng hộ quy định của Luật thương mại 2005 hơn là Bộ luật dân sự 2005 vì: Phạt vi phạm mang ý nghĩa “răn đe” các bên tuân thủ đúng hợp đồng, chứ không mang nghĩa bù đắp tổn thất do việc vi phạm hợp đồng gây ra. Do đó, hợp lý hơn là dù có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì vẫn phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
2.5. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài theo đó 1 bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận hành vi vi phạm này là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải báo cho bên kia biết về việc tạm ngừng. Trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia
2.6. Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Đình chỉ thực hiện hợp đồng theo như quy định của pháp luật thương mại thì được biết đến là việc 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm 1 bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại. Bên đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia về việc đình chỉ
2.7. Hủy bỏ hợp đồng:
Hủy bỏ hợp đồng được biết đến là hình thức chế tài theo đó 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐ làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết
Căn cứ hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng hoặc là một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
3. Đặc điểm của chế tài trong thương mại
Chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại được pháp luật quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm Luật Thương mại, căn cứ theo đó thì có thể xác định các đặc điểm pháp lý của chế tài trong thương mại này, cụ thể:
Thứ nhất, chế tài trong thương mại dưới góc độ pháp lý thì luôn được quy định mang tính cưỡng chế của cơ quan nhà nước đôi với người vi phạm pháp luật thương mại. Do đó, các chế tài thể hiện thái độ, phản ứng của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai, đây là một đặc điểm rất quan trong của chế tài trong thương mại, bỏi vì, ở đây chế tài này được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật thương mại. Tuy nhiên không phải chế tài thương mại nào cũng được áp dụng mà các chế tài trong thương mại chỉ được áp dụng khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định.
Thứ ba, chế tài trong thương mại là hình thức trách nhiệm của một bên trong quan hệ hợp đồng trong thương mại đối với bên kia của hợp đồng, trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Thứ tư, chế tài trong thương mại chủ yếu mang tính tài sản. Bỏi vì, các quan hệ được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại là quan hệ tài sản nên chế tài trong thương mại trước hết thực hiện chức năng tác động về tài sản đối với bên vi phạm. Đó cũng có thể là những nghĩa vụ tài sản bổ sung so với nghĩa vụ theo hợp đồng như tiền phạt, lãi suất tiền chậm thanh toán, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thương mại năm 2005 theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về chế tài theo luật thương mại khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!