Mối quan hệ của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương?
Nhắc đến cơ quan hành chính của nhà nước thì hiện nay nước ta có ba cấp cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là cấp xã, phường, thị trấn, cấp quận huyện, thành phố thuộc tỉnh, cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước từ cấp cơ sở đến mức trung ương. Mối quan hệ của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như thế nào? . Tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương? Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này.
Mối quan hệ của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Theo quy định của Luật hiến pháp và luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất thì hiện nay nước ta có ba cấp đơn vị hành chính theo lãnh thổ từ cấp cơ sở lên cấp trung ương. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức tương ứng với từng đơn vị hành chính lãnh thổ bao gồm các ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân đối với cấp tỉnh và huyện. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hợp thành một hệ thống thống nhất theo cả chiều ngang và chiều dọc, có một mối quan hệ chỉ huy, điều hành, hướng dẫn chặt chẽ, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.
Theo quy định của pháp luật thì chính quyền địa phương được tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
Có thể nói hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Theo quy định của ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.
Việc phân định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất việc phân định thẩm quyền phải bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
Thứ hai các cấp các ngành cần tăng cường,phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Thứ ba các cấp các ngành cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
+ Ngoài ra, Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;
Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;
Chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư trả lời giúp em câu hỏi sau:
1.Trình bày tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2. Trình bày các đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước. Đánh giá của anh chị về việc thực hiện các đảm bảo ấy trong thực tế hiện nay.
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Tính bày tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà ở địa phương
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc bảo đảm kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương
– Về mối quan hệ phụ thuộc: Ủy ban nhân dân các cấp có mối quan hệ phụ thuộc theo chiều ngang với Hội đồng nhân dân cùng cấp vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính cấp trên vì vậy ,nên Ủy ban nhân dân có tính độc lập tương đối
Mối quan hệ về tổ chức giữa HĐND và UBND, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp
Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực Nhà nước để chỉ đạo hoạt động cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích của ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
Đối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
2. Trình bày các đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước:
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước gồm:
– Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
– Quyền bầu cử và ứng cử
– Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
– Quyền khiếu nại tố cáo
– Quyền bình đẳng trước pháp luật
– Quyền tự do cư trú và tự do đi lại ở trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật
– Quyền tự do tín ngưỡng
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
– Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân thể hiện tính trực tiếp của quyền lực nhân dân trong đời sống quản lý. Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trước hết, đó là quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và của địa phương, quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước.
Việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở các mặt sau:
+ Trực tiếp:
Thể hiện ở quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và của địa phương, quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước.
Người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật thông qua việc tham gia góp ý, thảo luận các chính sách, chủ trương của nhà nước một cách trực tiếp.
Thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, khiếu nại tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước với cá nhâ, cơ quan có thẩm quyền.
+ Gián tiếp: công dân thực hiện quyền quản lý hành chính nhà nước thông qua các đại biểu nhân dân và đại biểu quốc hội do mình bầu ra. Công dân có lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ; thay mình thực hiện chức năng quản lý nhà nước.