Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực lao động cực kì phát triển và ổn định và được xem là thời kỳ dân số vàng, bình quân mỗi năm tăng khoảng một triệu dân. Vậy mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta tăng thêm? Mời các bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta tăng thêm:
A. 0,5 triệu lao động
B. 0,7 triệu lao động
C. Hơn 1 triệu lao động
D. Gần hai triệu lao động
Đáp án đúng: C
Lời giải chi tiết: Nguồn lao động của nước ta được bổ sung hàng năm và trung bình hơn 1 triệu lao động mỗi năm.
2. Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023:
Lao động có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022. Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới, số lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 19,0 triệu người, tăng 1,8% (tương ứng tăng 331,8 nghìn người), lao động ở khu vực nông thôn là 32,3 triệu người, tăng 1,1% (tương ứng tăng 351,1 nghìn người); số lao động có việc làm ở nam giới đạt 27,3 triệu người, tăng 1,4% (tương ứng tăng 386,6 nghìn người), cao hơn mức tăng ở nữ 0,1 điểm phần trăm (1,4 % so với 1,3 %).
Theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,8 triệu người, giảm 118,9 nghìn người, tương ứng giảm 0,9% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứng tăng 2,8% và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý IV năm 2023 là 27,6%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính đến cuối năm 2023, cả nước vẫn còn 38,0 triệu lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Do đó, việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới.
Tính chung năm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước tính là 14,1 triệu người, chiếm 27,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng, gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6,0 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (8,7 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).
Năm 2023, lao động làm việc trong một số ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá so với năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong ngành khai khoáng là 10,3 triệu đồng, tăng 11,2%, tương ứng tăng khoảng 1 triệu đồng so với năm trước; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống là 6,8 triệu đồng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 540 nghìn đồng; ngành vận tải kho bãi là 9,8 triệu đồng, tăng 8,3%, tương ứng tăng 749 nghìn đồng; ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là 8,3 triệu đồng, tăng 7,8%, tương ứng tăng 598 nghìn đồng; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,1 triệu đồng, tăng 6,6%, tương ứng tăng 255 nghìn đồng.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương năm 2023 là 8,0 triệu đồng, tăng 5,8%, tương ứng tăng khoảng 433 nghìn đồng so với năm trước. Lao động nam có mức thu nhập bình quân cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động nữ là 1,14 lần (8,4 triệu đồng so với 7,4 triệu đồng). Lao động làm việc trong khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân là 8,9 triệu đồng, cao hơn 1,24 lần mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực nông thôn (7,2 triệu đồng).
* So với năm trước, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm có cải thiện.
Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, vừa để hoàn thành chỉ tiêu năm, vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp những tháng cuối năm tăng, là cơ hội để thị trường có thêm những việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của người lao động.
Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước. Như vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp bao gồm thực hiện
Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 918,5 nghìn người, giảm 79,8 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,01%, giảm 0,20 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 1,61% và 2,26%). Như vậy, riêng năm 2021 đại dịch Covid-19 đã gây nhiều xáo trộn cho thị trường lao động khu vực thành thị khiến tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn. Tuy nhiên, năm 2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục ghi nhận những điểm sáng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; do đó thị trường lao động đã trở lại xu hướng được quan sát thường thấy như trước và xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2023 làm cho tình hình thiếu việc làm của người lao động tiếp tục được cải thiện.
3. Những điểm còn tồn tại về nguồn lao động nước ta:
– Về chất lượng, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập (khoảng 38 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên). Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Do đó, việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới.
Số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động khi số lao động phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng ba phần năm tổng số lao động có việc làm của cả nước.
– Số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động khi số lao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định chiếm tỷ trọng lớn có xu hướng tăng lên. Số người có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản). Tính chung năm 2023, số lao động phi chính thức là 33,3 triệu người, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 64,9%, giảm 0,9 điểm phần trăm, giảm thấp hơn 1,8 điểm phần trăm so với năm 2022 (0,9 so với 2,7 điểm phần trăm). Sự sụt giảm đơn hàng diễn ra từ những quý cuối năm 2022 đến hết năm 2023 làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng, đặc biệt ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã làm giảm hiệu quả của các chính sách thúc đẩy chính thức hóa lao động phi chính thức.
– So sánh các năm từ 2020 đến nay (trừ năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19), sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ năm nay dường như chậm lại. Nếu các năm 2020 và 2022, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm lần lượt là 1,0 điểm phần trăm và 1,6 điểm phần trăm và tăng lên tương ứng ở hai khu vực còn lại (khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,5 điểm phần trăm và tăng 0,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,5 điểm phần trăm và tăng 1,2 điểm phần trăm) thì đến năm 2023 thì tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm chậm hơn, chỉ giảm 0,6 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,6 điểm phần trăm.
– Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao (năm 2023 là 7,63%,).
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV năm 2023 là 7,62%, giảm 0,24 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,20%, cao hơn 3,91 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. So với quý trước, tỷ lệ này giảm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tương ứng giảm 0,15 và 0,31 điểm phần trăm.
Số thanh niên (người từ 15-24 tuổi) thất nghiệp năm 2023 là khoảng 437,3 nghìn người, chiếm 41,3% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 là 7,63%, giảm 0,15 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,91%, tăng 0,09 điểm phần trăm so với năm trước.
Trong quý IV năm 2023, cả nước có gần 1,5 triệu thanh niên 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11,5% tổng số thanh niên), giảm 72,9 nghìn người so với quý trước và giảm 19,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, 12,8% so với 9,5% và ở nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh niên, 13,3% so với 9,8%. So với quý trước, tỷ lệ này giảm cả ở khu vực thành thị, nông thôn và cả hai giới nam và nữ (tương ứng giảm 0,3; 0,7; 0,6 và 0,6 điểm phần trăm).
THAM KHẢO THÊM: