Thị trường chứng khoán tại Việt Nam ngày càng phổ biến và phát triển, kéo theo việc mua bán trái phiếu ngày càng gia tăng. Và khi đó, sẽ xuất hiện hoạt động môi giới trái phiếu. Vậy cụ thể môi giới trái phiếu là gì? Quy định của pháp luật về môi giới trái phiếu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Môi giới trái phiếu là gì?
Môi giới trái phiếu là việc trung gian thực hiện mua – bán trái phiếu cho khách hàng. Cụ thể đó là quá trình tìm kiếm nhà đầu tư đang có nhu cầu mua trái phiếu. Nhà đầu tư bao gồm là cá nhân hoặc tổ chức có đầy đủ năng lực và tư cách pháp nhân để tiến hành giao dịch mua bán trái phiếu theo đúng quy định của pháp luật.
Môi giới trái phiếu có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và sẽ có những nhiệm vụ sau:
– Tìm hiểu, đánh giá cũng như tổng hợp, kiểm tra thông tin thị trường chứng khoán trong và ngoài nước; đánh giá được trái phiếu và tiềm năng thị trường
– Tìm khách hàng là các nhà đầu tư và thực hiện việc tư vấn cũng như tiến hành các giao dịch mua bán trái phiếu
2. Quy định về trái phiếu và những đơn vị nào được phát hành trái phiếu?
Trái phiếu được hiểu là loại chứng khoán có kỳ hạn 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Điều kiện để được chào bán trái phiếu ra công chúng:
– Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
– Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán và không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm
– Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua
– Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác
– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán
– Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng
– Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán
– Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán
– Lưu ý: tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:
+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng đảm bảo lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên
+ Hoặc xét trên tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá được tính đến thời điểm đăng ký chào bán phải lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP có quy định những đối tượng sau được phát hành trái phiếu, bao gồm:
– Công ty cổ phần
– Công ty trách nhiệm hữu hạn
Như vậy, trái phiếu sẽ do công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam phát hành.
3. Điều kiện, yêu cầu đối với môi giới trái phiếu:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019, Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Do vậy, điều kiện đối với người môi giới trái phiếu cũng chính là quy định về điều kiện đối với người môi giới chứng khoán. Cụ thể:
3.1. Điều kiện đối với môi giới trái phiếu là cá nhân:
Theo quy định tại Điều 4
– Cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh
– Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp
– Phải có trình độ từ đại học trở lên
– Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, cụ thể là: Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ Phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán
Và ngoài ra, để trở thành một người môi giới chứng khoán nói chung và người môi giới trái phiếu nói riêng, bản thân người môi giới cũng cần phải đáp ứng những kỹ năng sau:
– Thứ nhất, phải có kỹ năng giao tiếp:
Nghề môi giới cái quan trọng nhất là giao tiếp. Vì chỉ có giao tiếp thì mới thu hút được khách hàng đến với mình. Và muốn tiếp cận được khách hàng, trước hết ngươi môi giới phải nắm bắt được những thông tin cơ bản như sở thích, nhu cầu, hay trường phái chứng khoán mà khách hàng có nhu cầu và đang đầu tư.
Bên cạnh đó, người môi giới phải cho khách hàng niềm tin, sự an tâm khi tìm đến mình, tức là sự tín nhiệm từ chủ đầu tư. Người môi giới cũng cần phải biết lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của chủ đầu tư ra sao để có những chiến lược tiếp cận hợp lý nhất.
– Thứ hai, phải có được khả năng cũng như kỹ năng phân tích:
Thị trường chứng khoán rất nhiều biến động, lên xuống thất thường. Và lẽ dĩ nhiên muốn nắm bắt và kiểm soát được nó tốt nhất thì người môi giới phải có được sự tư duy, phân tích kỹ lưỡng thời kỳ cũng như tốc độ của thị trường. Từ đó, mới đưa ra được dự liệu, sự phán đoán mang tính khả quan nhất cho khách hàng của mình.
Muốn có được khả năng này thì không có gì hơn ngoài việc người môi giới phải chăm chỉ tìm hiểu thị trường chứng khoán; cập nhật thông tin trên báo chí, phương tiện truyền hình hay tìm hiểu qua sách vở về kinh tế, chính trị, hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu,…
– Thứ ba, có kỹ năng quyết đoán:
Bởi sau khi phân tích, trải qua một quá trình tìm hiểu sâu rộng, người môi giới phải có sự quyết đoán chắc chắn về số liệu cũng như xác định được xu hướng sinh lời, lợi nhuận ra sao cho khách hàng vì thị trường chứng khoán lên xuống rất thất thường.
3.2. Điều kiện đối với môi giới chứng khoán là tổ chức công ty:
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện một, một số nghiệp vụ theo quy định của luật chứng khoán.
Và theo quy định, công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Căn cứ tại Điều 74 Luật chứng khoán năm 2019, để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, một công ty chứng khoán cần phải đáp ứng những tiêu chí sau:
– Điều kiện về vốn:
+ Quy định vốn điều lệ góp vào phải bằng đồng Việt Nam
+ Vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam phải đáp ứng theo quy định của Chính phủ
– Điều kiện về cổ đông, các thành viên góp vốn gồm:
+ Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của
+ Cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giấy phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần
+ Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác
+ Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định theo pháp luật
– Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn, cụ thể như sau:
+ Thành viên góp vốn hay cổ đông là tổ chức thì số lượng tối thiểu là 2
+ Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ
– Điều kiện về nhân sự:
+ Có Tổng giám đốc (Giám đốc): Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán,…; Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật; Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Có tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ.
– Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Có trụ sở làm việc đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán.