Sự phát triển của xã hội khiển cho nhiều hoạt động kinh doanh thương mại bùng nổ, xuất phát từ nhu cầu tìm kiểm việc làm, hay lợi nhuận thu được từ các hoạt động môi giới, số lượng người môi giới ngày càng gia tăng và trở thành một “nghề” trong xã hội.
Mục lục bài viết
1. Môi giới là gì?
Môi giới được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán để thiết lập các quan hệ nhất định và giữa các bên được hưởng các lợi ích.
Nội dung của hoạt động môi giới phụ thuộc vào các đối tượng được môi giới, ví dụ nội dung môi giới bất động sản: Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng, Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản,
Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký
Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm; thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Nhưng nhìn chung, có thể khái quát nội dung của môi giới bao gồm: tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị địa điểm gặp mặt, cũng cấp thông tin cho các bên,…
Một trong những hoạt động môi giới mạnh mẽ là “môi giới thương mại”, môi giới thương mại được hiểu hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hòa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết
Phạm vi của môi giới rất rộng như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm, môi giới hàng hải, hay các hoạt động môi giới được coi là tội phạm như môi giới mại dâm, môi giới hối lộ.
Các quan hệ môi giới “chính thống” thường được thiết lập dựa trên cơ sở hợp đồng.
Môi giới giúp cho giao dịch giữa các bên diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo được lợi ích của các bên.
Môi giới trong Tiếng anh là: “Medium”.
2. Khái niệm người môi giới:
Người môi giới là khái niệm chung chỉ những người thực hiện hoạt động môi giới, theo đó họ là người trung gian, giúp các bên tiếp xúc, gặp gỡ, thiết lập quan hệ và được hưởng thù lao theo thỏa thuận.
Người môi giới hay còn gọi là bên môi giới vẫn được quy định trong một số văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của họ, ví dụ theo
“Bên môi giới thương mại có nghĩa vụ: Bảo quản các mẫu hàng hòa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới; Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới; Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ; Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới. (Điều 151)
Bên môi giới được quyền hưởng thù lao môi giới theo thỏa thuận.
“Người môi giới” có thể xem xét rộng hơn, có thể là tổ chức, doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm.
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.( Điều 91
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm: hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
+ Thực hiện việc môi giới trung thực;
+ Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
+ Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
-Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản:
+ Quyền của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản: Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định của Luật này; Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản; Hưởng thù lao, hoa hồng môi giới theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký với khách hàng; Thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập khác thực hiện công việc môi giới bất động sản trong phạm vi hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản đã ký với khách hàng, nhưng phải chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả môi giới; Các quyền khác trong hợp đồng.
+ Nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản: Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với khách hàng; Cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp; Hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật; Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.
3. Khái niệm nghề môi giới:
Trước đây, môi giới chỉ mang tính quy mô nhỏ, không đáng kể, chủ yếu là cá nhân thực hiện các hoạt động riêng lẻ, kết nối giữa các bên không đáng kể, do đó chưa được xem xét là một nghề.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhiều đối tượng có giá trị như bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa,… với giá trị lớn, khiến cho thù lao mà người môi giới nhận được càng cao, nhiều người “đổ xô’ tìm kiểm, kết nối khách hàng để tạo ra lợi nhuận cho mình, từ đó, môi giới được coi là một nghề, và được pháp luật quy định trong một số lĩnh vực. Khái niệm “nghề” ở đây phải được hiểu là là hoạt động việc làm có tính ổn định, vấn dụng kiến thức, kỹ năng bản thân để làm việc, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển của sống.
Một số nghề môi giới phải đáp ứng được các điều kiện, ví dụ, điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
– Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
+ Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.
2. Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có thời hạn sử dụng là 05 năm.
Yêu cầu đối với nghề môi giới: là người có kiến thức chuyên môn cơ bản, kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt, nói ngắn gọn, súc tích, nhạy bén, nhanh nhẹn biết thích ứng tình huống để thuyết phục khách hàng.
Bên cạnh các hoạt động môi giới được pháp luật bảo vệ, một số hoạt động môi giới trái pháp luật đang diễn ra ngày càng nhiều và họ biến chúng thành “nghề” đặc biệt là môi giới mại dâm, môi giới hối lộ, điều này chứng tỏ rằng, mọi hoạt động trong đời sống chỉ cần có nhu cầu, thì sự kết nối giữa các chủ thể không phải là điêu khó khăn.
4. Những khó khăn trong nghề môi giới:
Một trong những khó khăn đầu tiên mà người vừa bước chân vào nghề môi giới không đi được đường dài đó là thiếu kiến thức chuyên môn, thực tế cho thấy, dù bạn làm bất cứ ngành nghề nào thì chuyên môn vẫn là thứ mà bạn cần đảm bảo, ví dụ, đối với nghề môi giới bất động sản bạn cần nắm vững các quy định về kinh doanh bất động sản, dân sự, đất đai,…hay trong môi giới bảo hiểm bạn cần biết các chính sách của pháp luật về bảo hiểm.
Thứ hai, là khó khăn trong tiếp cận khách hàng do kỹ năng mềm không tốt, thiếu sự tự tin và không có khả năng xử lý tình huống, khiến cho nhiều sinh viên vừa ra trường lựa chọn các nghề môi giới nhưng lại không thể gắn bó với nó, và họ thường lí giải là “không có duyên với nghề”.
Thứ ba, khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác cùng một mặt hàng, chẳng hạn như có hàng trăm các nhà môi giới bất động sản cùng với hàng loạt các dự án, điều này làm cho sự lựa chọn của khách hàng ngày càng khó, các nhà môi giới cần nắm bắt rõ hơn tâm lý khách hàng, cũng như sản phẩm mà mình môi giới để các bên cùng có lợi.
Thực tế, nghề môi giới ở mỗi lĩnh vực đều gặp những khó khăn riêng, trong tình hình phát triển các quan hệ xã hội ngày nay, khắc phục những khó khăn, tạo cơ hội cho chính mình phát triển là thách thức mà nghề môi giới, đặc biệt là môi giới thương mại phải thực hiện.