Kinh doanh dịch vụ Spa cần xin giấy phép gì? Điều kiện giấy phép mở spa nhỏ để làm dịch vụ tiêm filler?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi muốn mở một spa với tư cách là một hộ kinh doanh. Nhưng tôi nghe nói mở spa còn phải có chứng chỉ hành nghề gì đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi ngoài những giấy tờ đăng ký như hộ kinh doanh bình thường thì tôi còn phải làm những giấy tờ gì? Tôi xin chân thành càm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
* Trường hợp spa của bạn có dịch vụ massage (xoa bóp). Theo quy định tại Phụ lục 4 của Luật đầu tư 2014, kinh doanh dịch vụ xoa bóp là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, điều kiện hành nghề xoa bóp được quy định tại Thông tư 11/2001/TT-BYT như sau:
– Thứ nhất, phải có bác sĩ phụ trách hành nghề dịch vụ xoa bóp và bác sĩ phụ trách phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
+ Về mặt chuyên môn: là bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại các trường được Bộ Y tế chỉ định (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 11/2001/TT-BYT).
+ Nếu là cán bộ đương chức thì được phép làm ngoài giờ bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan
+ Có đủ sức khỏe để làm việc (giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên).
+ Chỉ được đăng ký hành nghề tại một cơ sở và chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật. Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn bằng, chứng chỉ đào tạo.
+ Hợp đồng lao động giữa bác sĩ và chủ cơ sở kinh doanh.
– Thứ hai, phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp. Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 2 Mục II điều kiện với cơ sở có dịch vụ xoa bóp Thông tư 11/2001/BYT.
– Thứ ba, các điều kiện khác:
+ Biển hiệu: Phải ghi đúng: “Xoa bóp” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hoặc các tên khác.
+ Các phòng xoa bóp phải đảm bảo đủ một số điều kiện nhất định.
+ Có buồng tắm hợp vệ sinh, hệ thống nước sạch đầy đủ.
+ Phòng bác sĩ có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc, một số dụng cụ kiểm tra sức khỏe.
+ Có đủ thuốc theo danh mục quy định, có dụng cụ y tế thông thường (Phụ lục 3 Thông tư 11/2001/TT-BYT).
+ Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải mang trang phục gọn, sạch, đẹp, kíu đáo, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh cỡ 3 x 4 và chỉ được hành nghề tại các phòng xoa bóp khi có đủ điều kiện bên trên.
Trên đây là các điều kiện để cung cấp dịch vụ xoa bóp trong spa của bạn, tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 30/2000/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề xoa bóp quy định tại Thông tư số19/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 1995 của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý dịch vụ xoa bóp đã bị bãi bỏ. Như vậy, spa của bạn chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trên sẽ được hành nghề mà không cần phải xin một giấy phép riêng cho hoạt động xoa bóp.
Luật sư
Bên cạnh đó, do hoạt động xoa bóp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên theo quy định tại Điều 1 Nghị định 72/2009/NĐ-CP spa của bạn phải đáp ứng đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự mời bạn tham khảo thêm tại Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
* Trường hợp cơ sở spa của bạn cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp:
Căn cứ Thông tư 11/2001/TT-BYT quy định:
“3. Các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ, săn sóc da mặt, tẩm quất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”
Do đó, trường hợp spa của bạn chỉ đơn thuần cung cấp các dịch chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ… thì không cần phải đáp ứng các điều kiện theo Thông tư 11/2001/TT-BYT. Và kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ… không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bạn chỉ cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh bình thường.
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh dịch vụ Spa cần xin giấy phép gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn mở spa là dịch vụ spa chăm sóc da mặt, body. Tuy nhiên nếu không có bác sĩ thì biển hiệu cần ghi gì và trên giấy phép sẽ xin là dịch vụ gì? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
* Trường hợp spa của bạn có dịch vụ massage (xoa bóp). Theo quy định tại Phụ lục 4 của Luật đầu tư 2014, kinh doanh dịch vụ xoa bóp là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, điều kiện hành nghề xoa bóp được quy định tại Thông tư 11/2001/TT-BYT như sau:
– Phải có bác sĩ phụ trách hành nghề dịch vụ xoa bóp và bác sĩ phụ trách phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
+ Về mặt chuyên môn: là bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại các trường được Bộ Y tế chỉ định (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 11/2001/TT-BYT).
+ Nếu là cán bộ đương chức thì được phép làm ngoài giờ bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan
+ Có đủ sức khỏe để làm việc (giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên).
+ Chỉ được đăng ký hành nghề tại một cơ sở và chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật. Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn bằng, chứng chỉ đào tạo.
+ Hợp đồng lao động giữa bác sĩ và chủ cơ sở kinh doanh.
– Phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp. Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 2 Mục II điều kiện với cơ sở có dịch vụ xoa bóp Thông tư 11/2001/BYT.
– Các điều kiện khác:
+ Biển hiệu: Phải ghi đúng: “Xoa bóp” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hoặc các tên khác.
+ Các phòng xoa bóp phải đảm bảo đủ một số điều kiện nhất định.
+ Có buồng tắm hợp vệ sinh, hệ thống nước sạch đầy đủ.
+ Phòng bác sĩ có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc, một số dụng cụ kiểm tra sức khỏe.
+ Có đủ thuốc theo danh mục quy định, có dụng cụ y tế thông thường (Phụ lục 3 Thông tư 11/2001/TT-BYT).
+ Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải mang trang phục gọn, sạch, đẹp, kíu đáo, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh cỡ 3 x 4 và chỉ được hành nghề tại các phòng xoa bóp khi có đủ điều kiện bên trên.
Mặt khác, theo Khoản 5 Điều 3
Do vậy, nếu cơ sở Spa của bạn có dịch vụ “xoa bóp” thì bắt buộc phải đáp ứng điều kiện có bác sĩ phụ trách hành nghề dịch vụ xoa bóp và bác sĩ phụ trách và phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới có thể đăng ký hoạt động được.
* Trường hợp cơ sở spa của bạn cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp:
Căn cứ Thông tư 11/2001/TT-BYT quy định:
“3. Các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ, săn sóc da mặt, tẩm quất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”
Do đó, trường hợp spa của bạn chỉ đơn thuần cung cấp các dịch chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ… thì không cần phải đáp ứng các điều kiện theo Thông tư 11/2001/TT-BYT. Và kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ… không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bạn chỉ cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh bình thường. Việc đặt tên biển hiệu cần phải đảm bảo theo Điều 38
Về việc ghi tên và đặt biển hiệu
Điều 38
“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”
Điều 23 Nghị định 109/2003/NĐ-CP quy định:
“Điều 23. Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu
1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:
a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;
b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
2. Vị trí biển hiệu:
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
3. Nội dung biển hiệu:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);
đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);
e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào. “
Về việc ghi ngành, nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Điều 7
“Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 209 Luật doanh nghiệ. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật doanh nghiệp.”
Như vậy, việc ghi ngành, nghề kinh doanh phải phụ thuộc vào việc bạn kinh doanh nghành nghề có điều kiện hay không có điều kiện thì việc ghi ngành, nghề kinh doanh dựa theo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
2. Điều kiện giấy phép mở spa nhỏ để làm dịch vụ tiêm filler
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào Anh/chị ạ! Em muốn mở spa nhỏ để làm dịch vụ tiêm filler, botox thẩm mĩ thì em cần những giấy tờ gì ạ? Em không phải học ngành y nên không có chứng chỉ y thì mình mở được không ạ? Nếu muốn mở được thì em cần những gì ạ? Em hi vọng được nhận hồi âm của Anh/chị sớm nhất ạ! Em chân thành cám ơn Anh/ chị và chúc Anh/chị sức khoẻ dồi dào và thành công trong cuộc sống a Thân ái!
Luật sư tư vấn:
Hiện nay có 2 lựa chọn cho hình thức đăng ký kinh doanh spa:
– Thứ nhất là Kinh doanh theo hình thức công ty.
– Thứ hai là Kinh doanh theo hình thức hộ cá thể.
Theo thông tin bạn đưa ra, bạn đang muốn mở spa nhỏ do vậy loại hình hộ kinh doanh sẽ phù hợp hơn với mô hình kinh doanh của bạn.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
Thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh căn cứ theo Điều 70
“Điều 70. Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng ký
Bạn nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi bạn muốn mở hộ kinh doanh.
Để xin giấy phép hộ kinh doanh , bạn chuẩn bị đầy đủ bao gồm các giấy tờ kèm theo sau đây:
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
– Đơn đăng ký kinh doanh spa;
– Chứng chỉ hành nghề spa: chứng chỉ chăm sóc da mặt hoặc chứng chỉ chăm sóc da toàn thân;
– Giấy xác nhận địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật;
– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu;
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc;
Do bạn hoạt động cơ sở spa có các dịch vụ tiêm filler, botox thẩm mỹ liên quan đến vấn đề tiêm (chích) của y tế. Theo đó để hoạt động được ngành nghề này, bạn cần xin Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp.
Thủ tục xin như sau:
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiệp nhận hồ sơ, Sở y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung;
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động.
+ Trường hợp không cấp GPHĐ, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do;
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT;
+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Danhsách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6- Thông tư 41/2011/TT-BYT;
+ Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT;
+ Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài:1900.6568
Do đó, bạn không có chứng chỉ ngành nghề y cũng có thể mở spa nhỏ để làm dịch vụ tiêm filler, botox thẩm mỹ. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất, nhân sự và trang thiết bị y tế phải đáp ứng đủ điều kiện mở spa.
* Điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị y tế:
– Cơ sở vật chất:
+ Địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
+ Buồng tiêm chích, thay băng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
+ Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
– Thiết bị y tế:
+ Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký;
+ Có hộp thuốc chống choáng
– Nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề;
+ Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng.
Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó
Phạm vi hoạt động chuyên môn:
+ Thực hiện việc tiêm (chích), thay băng theo đơn của bác sỹ;
+ Thực hiện việc đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;
+ Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.