Đăng ký kinh doanh là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Tại sao cần đăng ký kinh doanh? Mở cửa hàng nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không? Mở cửa hàng nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không?
Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, mang đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận lớn. Trong đó, có cả các mô hình kinh doanh nhỏ, số người tham gia kinh doanh, buôn bán ít. Tuy nhiên, nhà nước luôn quản lý về việc làm, các vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia vào thị trường. Điều mà mọi người quan tâm là các cửa hàng này có cần đăng ký kinh doanh hay không? Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật và trả lời cho câu hỏi trên.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là hoạt động thực hiện thủ tục pháp lý, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi đăng ký, người kinh doanh có quyền kinh doanh mặt hàng đó, các quyền liên quan của mô hình kinh doanh.
Do đó có thể hiểu là sự ghi nhận hoạt động kinh doanh bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nhà nước về mặt pháp lý về sự ra đời của chủ thể kinh doanh nào. Đây là thủ tục, điều kiện để tiến hành quản lý nhà nước.
Đăng kí kinh doanh chính là hoạt động của cá nhân hay tổ chức có nhu cầu thực hiện hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện hoạt động thương mại nào đó, bán hàng hóa có điều kiện hoặc không có điều kiện nhằm mục đích sinh lời.
Hệ quả sau khi đăng ký kinh doanh:
Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định. Và được hưởng quyền lợi, thực hiện nghĩa vụ thế đối với ngành nghề kinh doanh đăng ký.
Hoạt động này cũng giống như làm thủ tục, giấy khai sinh cho việc mở một mô hình kinh doanh. Do quy định pháp luật, các cơ sở kinh doanh phải chịu sự quản lý của CQNN về ngành nghề thực hiện.
Người đăng ký phải dựa trên những nội dung đã được ghi nhận trong giấy phép đăng kinh kinh doanh như: tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh, người đại diện,… để thực hiện quyền, tham gia các hoạt động kinh doanh.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Cửa hàng kinh doanh nhỏ tiếng Anh là Small business store.
Đăng ký kinh doanh tiếng Anh là Business Registration.
3. Tại sao cần đăng ký kinh doanh?
Khi thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh thì chủ thể kinh doanh sẽ nhận được một số lợi ích như sau:
– Sự bảo đảm của nhà nước: Khi một chủ thể kinh doanh khi thực hiện ĐKKD tức là cơ sở kinh doanh của chủ thể đó sẽ tồn tại dưới dạng một tổ chức và được thành lập, hoạt động một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Cũng tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.
– Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Việc các cơ cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp tiến hành việc đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đó đang hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó sẽ tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện kiểm tra giấy phép kinh doanh.
– Chiếm được lòng tin của khách hàng:
– Tạo lòng tin đối với nhà đầu tư:
4. Mở cửa hàng nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không?
Nhiều người khi mở các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ có thắc mắc: Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?. Các quy định sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mở cửa hàng nhỏ sẽ là một trong những mô hình kinh doanh mang tính chất cá nhân, hộ gia đình. Tức là số lượng người tham gia kinh doanh chung không lớn. Trong khi mục đích kinh doanh nhỏ lẻ nên quy mô, cách thức hoạt động cũng tương đối đơn giản.
Các chủ thể này có thể thực hiện hoạt động thương mại tự mình hoặc có thuê nhân công thực hiện một hoặc một số hoạt động hay toàn bộ hoạt động. Việc tuyển dụng, thuê lao động được pháp luật cho phép như mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Để đảm bảo hiệu quả bán hàng, cung cấp dịch vụ đến khách hàng được tốt nhất.
Các quy định pháp luật:
Tuy nhiên việc mở cửa hàng nhỏ có phải đăng kí kinh doanh hay không thì cần phải dựa trên trên hai yếu tố như sau:
– Thứ nhất là dựa trên quy định của pháp luật. Cụ thể là tại Nghị định 39/2007 NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại một cách thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh. Ngoài các cơ sở không phải đăng ký kinh doanh này, các hoạt động thương mại thường xuyên, lâu dài, tạo nguồn thu nhập chính đều phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
– Thứ hai là dựa trên tính chất, quy mô của loại hình kinh doanh lựa chọn. Như việc tổ chức kinh doanh có thuộc một trong những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng kí kinh doanh không theo Nghị định nêu trên hay không. Để xác định về chủ thể, về tính chất công việc.
Phân tích quy định pháp luật:
Như đã trình bày ở trên, Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP để xác định những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng kí kinh doanh. Do đó, một số trường hợp hoạt động buôn bán mà không cần đăng ký kinh doanh như:
– Những cá nhân buôn bán hàng rong, mua bán những vật dụng nhỏ lẻ mang tính chất lặt vặt không có địa điểm cố định và hay di chuyển lưu động.
– Những địa điểm bán quà vặt, đồ ăn, đồ uống ta thường hay thấy ở trước vỉa vè, cổng trường học mà cứ vào giờ tan tầm.
Phải xem xét đến tính chất có địa điểm kinh doanh cố định hay không, có di chuyển thường xuyên hay không?
Hình thức kinh doanh mở cửa hàng nhỏ:
Mở cửa hàng nhỏ là hình thức kinh doanh được thực hiện. Bởi khi mở cửa hàng, tức là đang thực hiện hình thức kinh doanh có xây dựng cơ sở kinh doanh cố định để đặt biển hiệu, tên cửa hàng. Đồng thời người bán trực tiếp trao đổi mua bán, thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ ngay tại đó một các thường xuyên, ổn định.
Các điều kiện trên đều được thể hiện, do đó mà hoạt động này bắt buộc phải đăng kí kinh doanh.
Trong đó, họ có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, để đăng ký kihn doanh.
Dựa trên tính chất kinh doanh nhỏ lẻ, được thực hiện bởi cá nhân hoặc hộ gia đình. Do vậy mà chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh.
Ngoài ra cũng có thể thành lập doanh nghiệp theo một trong 5 loại hình doanh nghiệp đang được công nhận hiện nay.
Tuy nhiên đối với cửa hàng kinh doanh nhỏ, việc
Địa điểm cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký hộ kinh doanh:
Đăng ký tại phòng đăng kí kinh doanh cấp Quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cần tiến hành hồ sơ, trình tự và thủ tục theo quy định để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh phải kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng kí trên giấy phép đăng kí kinh doanh. Ví dụ như các mô hình cửa hàng tạp hóa, thực hiện bày bán và kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng thiết yếu.
Do vậy mà người dân khi có nhu cầu mở cửa hàng nhỏ để kinh doanh cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Từ đó vừa đảm bảo các quy định pháp luật, vừa thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
5. Cửa hàng nhỏ không đăng ký kinh doanh có sao không?
Nếu mở cửa hàng không đăng ký kinh doanh thì được xem là vi phạm pháp luật. Bởi quy định pháp luật đặt ra nghĩa vụ cho người dân phải đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề sẽ thực hiện. Do đó, người kinh doanh đang vi phạm các quy định pháp luật liên quan.
Đương nhiên khi vi phạm, các cơ quan chức năng có thể tiến hành xử phạt theo thẩm quyền. sẽ được coi là vi phạm pháp luật, sẽ bị lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 6, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.”
Phân tích quy định pháp luật:
Tùy thuộc vào tính chất của vi phạm mà các hình phạt được xác định khác nhau. Trong đó, tiền phạt là tương đối cao so với doanh thu, lợi nhuận của một cửa hàng nhỏ lẻ.
Các cá nhân, hộ gia đình cần tuân thủ các quy định, thực hiện các nghĩa vụ về đăng ký kinh doanh. Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để thể hiện các trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước.
Về phía Cơ quan nhà nước vẫn chưa xem xét, xử lý hết những trường hợp vi phạm cho nên nhiều người vẫn kinh doanh mà không biết bản thân đang vi phạm. Do đó yếu tố cấu thành vi phạm là hành vi. Người dân cần tự củng cố cho mình các kiến thức liên quan để đảm bảo quyền lợi, bên cạnh các nghĩa vụ của công dân.