Hoạt động nhất nhập khẩu là hoạt động phát triển nhanh chóng, mang lại lợi nhuận lớn. Thực tế, nhiều cá nhân, doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu do đó ngày nay nhiều công ty xuất nhập khẩu được thành lập và đi vào hoạt động. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc mở công ty xuất nhập khẩu cần gì? Có cần nhiều vốn không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Công ty xuất nhập khẩu được hiểu như thế nào?
- 2 2. Mở công ty xuất nhập khẩu cần gì?
- 2.1 2.1. Địa chỉ công ty xuất nhập khẩu:
- 2.2 2.2. Tên công ty xuất nhập khẩu:
- 2.3 2.3. Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu:
- 2.4 2.4. Đăng ký ngành nghề kinh doanh và lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
- 2.5 2.5. Lựa chọn người đại diện pháp luật công ty xuất nhập khẩu:
- 2.6 2.6. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
- 3 3. Mở công ty xuất nhập khẩu có cần nhiều vốn không?
1. Công ty xuất nhập khẩu được hiểu như thế nào?
Thứ nhất, Công ty là sự liên kết của một cá nhân hay nhiều cá nhân khác nhau (bao gồm các cá nhân, pháp nhân) bằng sự kiện pháp lý trong đó các bên thỏa thuận với nhau sử dụng khả năng hoặc tài sản của các chủ thể nêu trên nhằm mục đích tiến hành hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo mục tiêu, thỏa thuận của các bên.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 4
– Có tài sản;
– Có tên riêng;
– Thành lập theo pháp luật Việt Nam.
– Có trụ sở giao dịch;
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 28
– Nhập khẩu hàng hóa được hiểu là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật hoặc từ nước ngoài.
– Xuất khẩu hàng hóa được hiểu là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật hiện nay.
Thực tế hiện nay, Việt Nam đa phần là sẽ xuất khẩu các loại nông sản, tiêu biểu như rau quả tươi, gạo, cà phê, hồ tiêu, chè,… bởi Việt Nam là nước nông nghiệp, nước ta khai thác triệt để lợi thế này do vậy hoạt động xuất khẩu nông sản đã góp phần lớn trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Ngoài ra, nước ta còn xuất khẩu giày dép, thuỷ sản, quần áo,…
Đối với hoạt động nhập khẩu của nước ta thì chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng công nghệ như linh kiện điện tử, máy tính, ô tô, xe máy…
Như vậy, từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể hiểu công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam được hiểu là tổ chức có trụ sở giao dịch, có tên riêng, có tài sản và được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, công ty xuất nhập khẩu được tổ chức dưới 03 loại hình đó là công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc thành lập công ty xuất nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh các ngành nghề, các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu để sinh ra lợi nhuận.
2. Mở công ty xuất nhập khẩu cần gì?
2.1. Địa chỉ công ty xuất nhập khẩu:
Việc xác định thành lập công ty xuất nhập khẩu khi thành lập công ty ban đầu, các công ty cần phải đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí thành lập vốn cho các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, quý bạn đọc cần lưu ý rằng, địa chỉ công ty cần phải chính xác, rõ ràng, tại một địa chỉ thì có thể đặt được nhiều công ty khác nhau. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về trụ sở của doanh nghiệp như sau:
– Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
– Trụ sở của doanh nghiệp chính là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và sẽ được xác định theo địa giới đơn vị hành chính;
– Có số fax, số điện thoại và thư điện tử (nếu có).
Ví dụ:
– Đối với các địa chỉ tại các thành phố thì xác định địa chỉ như sau: Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội,..
– Đối với địa chỉ tại Tỉnh thì xác định địa chỉ như sau: Thôn An Lạc, Xã Thống Nhất, Huyện A, Tỉnh X,….
– Đối với những địa chỉ nằm ở chung cư thì khi đăng ký kinh doanh người đăng ký cần lưu ý các vấn đề sau:
– Đối với những căn hộ nằm tại những tầng cao của chung cư có chức năng để ở thường từ tầng 3 trở lên thì không được phép đặt địa chỉ công ty để thực hiện chức năng kinh doanh.
Tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng thương mại, dịch vụ, kinh doanh cho những tầng trệt, tầng 1, tầng 2… Để được chấp nhận đăng ký kinh doanh được ở những tầng có chức năng nêu trên thì công ty cần phải xuất trình văn bản chứng minh tại tầng đó có chức năng dịch vụ, kinh doanh, thương mại như là quyết định phê duyệt dự án,…
2.2. Tên công ty xuất nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 việc đặt tên doanh nghiệp được quy định như sau:
Thứ nhất, Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
i) Loại hình doanh nghiệp;
– Được viết là: “công ty TNHH” hoặc “công ty trách nhiệm hữu hạn” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
– Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
– Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
ii) Tên riêng:
Tên riêng theo quy định sẽ được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Lưu ý:
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trụ sở chính, chi nhánh của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các hồ sơ tài liệu, giấy tờ giao dịch và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ví dụ: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu X.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020), Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp (Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020) và vấn đề về tên trùng và tên gây nhầm lẫn (Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020) thì Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
2.3. Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu:
Nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty xuất nhập khẩu. Trường hợp Công ty tiến hành việc đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì công ty cần phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.
Về vấn đề vốn điều lệ khi thành lập Công ty xuất nhập khẩu đã được Luật Dương Gia nêu rõ ràng tại mục 3. dưới đây.
2.4. Đăng ký ngành nghề kinh doanh và lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
Các công ty xuất nhập khẩu khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì cần đăng ký những ngành nghề bán buôn. Nghĩa là hình thức mua bán cho những người trung gian không phải người tiêu dùng cuối cùng.
Ngoài ra, trong trường hợp mà ngành nghề mà công ty đăng ký để hoạt động kinh doanh thì theo quy định công ty khi thực hiện quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty đang kinh doanh cần phải đăng ký thêm mã ngành nghề sau mới đủ điểu kiện, cụ thể:
Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG thì mã ngành nghề xuất nhập khẩu trong kinh doanh được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành. Cụ thể, mã ngành nghề xuất nhập khẩu mà công ty cần đăng ký kinh doanh là:
– Mã ngành 5229 bao gồm: Hoạt động từ đại lý làm những thủ tục về hải quan; Hoạt động từ những đại lý bán vé máy bay;
– Mã ngành 8299 bao gồm: Ủy thác và nhận sự ủy thác của việc Xuất, nhập khẩu về hàng hóa; Xuất, nhập khẩu những mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh;
2.5. Lựa chọn người đại diện pháp luật công ty xuất nhập khẩu:
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của đại diện cho doanh nghiệp, doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn, bị đơn trước Tòa án, Trọng tài và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Hiện nay, theo quy định các doanh nghiệp cần phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các công ty xuất nhập khẩu cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành công ty, nên tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm.
2.6. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì khi công ty lựa chọn loại hình doanh nghiệp thì có thể lựa chọn 05 loại hình doanh nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân;
– Công ty xuất nhập khẩu Một Thành Viên;
– Công ty xuất nhập khẩu Hai Thành Viên trở lên;
– Công ty xuất nhập khẩu;
– Công ty Hợp Danh;
Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng cơ cấu tổ chức quản lý, tính chất, đặc điểm, quy mô, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.
3. Mở công ty xuất nhập khẩu có cần nhiều vốn không?
Hiện nay, các chủ đầu tư quan tâm hàng đầu đó là vấn đề vốn mở công ty, đặc biệt là đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc thành lập công ty. Tùy thuộc vào định hướng, quy mô dự định hay điều kiện về tài chính, kinh tế của các chủ đầu tư và từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà các công ty xuất nhập khẩu sẽ có vốn khác nhau khi thành lập.
Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, công ty cần phải thực hiện về việc kê khai vốn điều lệ. Căn cứ theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các chủ sở hữu công ty, thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn; đối với công ty cổ phần sẽ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2201/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn khác thì mức vốn điều lệ khi thành lập công ty xuất nhập khẩu như sau:
– Thực tế, các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện việc kê khai vốn điều lệ vì pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định về vốn điều lệ của công ty. Nhiều công ty chi cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với yêu cầu tài chính, kinh tế khi thành lập Công ty xuất nhập khẩu.
– Tuy nhiên, trường hợp các công ty thành lập đăng ký ngành nghề kinh doanh đặc thù có quy định chi tiết về vốn ký quỹ, vốn pháp định. Ví dụ:
+ Kinh doanh tái xuất, tạm nhập hàng thực phẩm đông lạnh thì theo quy định mức ký quỹ là 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi công ty có kho, bãi.
+ Kinh doanh tái xuất, tạm nhập hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thì theo quy định mức ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Kinh doanh tái xuất, tái nhập hàng hóa đã qua sử dụng thì theo quy định mức ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi mà công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Đối với công ty xuất nhập khẩu thì vấn đề uy tín công ty là điều đặc biệt quan trọng, do đó các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc lựa chọn vốn điều lệ phù hợp khi thành lập Công ty xuất nhập khẩu.
Lưu ý:
Quý bạn đọc, quý Công ty cần lưu ý thêm khi thành lập Công ty xuất nhập khẩu về vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty như sau:
– Đối với công ty có vốn điều lệ <10 tỷ đồng theo theo quy định mức đóng thuế môn bài 2 triệu VNĐ/ năm.
– Đối với công ty có vốn điều lệ >= 10 tỷ đồng thì theo quy định mức đóng thuế môn bài 3 triệu VNĐ/ năm.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như nhu cầu cũng như định hướng kinh doanh của công ty.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;