Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một trong những tác phẩm bộc lộ tư tưởng, thái độ của nhà thơ đối với hiện thực xã hội đương thời. Dưới đây là tổng hợp các mở bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát hay nhất.
Mục lục bài viết
- 1 2. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất:
- 1.1 2.1. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 1:
- 1.2 2.2. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 2:
- 1.3 2.3. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 3:
- 1.4 2.4. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 4:
- 1.5 2.5. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 5:
- 2 3. Mở bài Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát ý nghĩa nhất:
- 3 4. Mở bài vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính ngắn gọn nhất:
1. Gợi ý làm phần mở bài:
a. Hình ảnh bãi cát và con người đi trên bãi cát
– “Bãi cát dài lại bãi cát dài” thể hiện sự mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng. Đó Hình ảnh tả thực, gợi con đường đi khó khăn, gian truân , xa xôi, mờ mịt.
– Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy gian nan mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái mục tiêu có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, nhọc nhằn, thử thách.
– Mặt trời lặn thể hiện sự tối tăm, không thấy lối ra
– Hình ảnh người đi trên bãi cát:
+ Đi một bước như lùi một bước thể hiện sự kìm chân nỗi vất vả khó nhọc
+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển
+ Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.
+ Nước mắt rơi
Qua các chi tiết càng thể hiện sự khó khăn. Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ. Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả, vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng đau khổ, mệt mỏi, chán chường.
b. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát
“Không học được….giận khôn vơi”
– Câu văn có nhịp điệu đều, chậm, buồn thể hiện rằng người đi tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, bải hoải mệt mỏi vì công danh – lợi danh. Đó là nỗi ngao ngán chán trường của kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời sương mờ.
– “Xưa nay phường….bao người”
Là câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả có chút hơi men thể hiện sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi ích mà con người bôn ba ngược xuôi. Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say mê lòng người. Từ đó càng thể hiên sự chán ghét, nỗi khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi của nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như thức tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời không có ý nghĩa nghĩa và tầm thường.
– “ Bãi cát dài…ơi…”
Là câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại
– Khúc đường cùng mang ý nghĩa biểu tượng thể hiện nỗi tuyệt vọng của tác giả. Cao Bá Quát bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng lớn lao, cao cả nhưng ông không thể tìm được con đường để đạt được khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát mãnh liệt thay đổi cuộc sống.
– Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng đều khó khăn, hiểm trở.
– “Anh đứng làm chi trên bãi cát?..” câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân tạo động lực phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.
Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trả, lúc dứt khoát càng thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.
Hình ảnh kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, oai nghiêm vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.
c. Giá trị nội dung
– Bài thơ thể hiện nỗi chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường
– Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lỗi ra trên đường đời. Phê phán lối học tư duy, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn.
d. Giá trị nghệ thuật
– Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng
– Âm điệu bi tráng, hào hùng thể hiện rõ tâm trạng
2. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất:
2.1. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 1:
“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi Đáo Tùng tuy thất Thịnh Đường”
Câu thơ nhắc đến Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thơ văn của hai ông rất hay được người đương thời ca ngợi, suy tôn là “Thần Siêu thánh Quát”. Thơ văn của thi sĩ họ Cao bộc lộ thái độ phê phán triều đình phong kiến lạc hậu, bảo thủ và chứa đựng những tư tưởng tiến bộ, thể hiện yêu cầu mới của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong những tác phẩm bộc lộ tư tưởng, thái độ của nhà thơ đối với hiện thực xã hội đương thời.
2.2. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 2:
Cao Bá Quát là một trong những tài năng hiếm trong xã hội phong kiến triều Nguyễn. Ông là một người có tài năng, có tính cách nổi bật, là một nhà thơ có tài, được mọi người khen ngợi. Thơ của ông hướng tới xã hội phong kiến đương thời với giọng điệu lên án gay gắt, thể hiện khát vọng thay đổi xã hội Việt Nam. Thế nhưng, ông gần như không cống hiến hết tài năng của mình vì nhiều lần đi thi đều không đỗ đạt. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của ông là một trong số nhiều tác phẩm của ông kể về con đường danh lợi gập ghềnh khiến ông căm ghét nhưng bắt buộc phải theo vì lẽ bất công của xã hội phong kiến đương thời.
2.3. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 3:
Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nổi tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên nhiều điều bất bình xảy ra trong nhà Nguyễn. Ông là người có bản lĩnh, có cá tính trong cuộc sống thời ấy. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
2.4. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 4:
Cao Bá Quát được mệnh danh là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Ở Cao Bá Quát ông không những là người nổi tiếng học giỏi mà ông còn có tài viết chữ khá hay tuy nhiên ông là người hay gặp phải trắc trở trên con đường công danh. Và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được nhắc đến là lời tâm sự, những suy nghĩ về con đường học vấn, về cả cuộc đời của Cao Bá Quát.
2.5. Mở bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất – Mẫu 5:
Cao Bá Quát xưa nay nổi tiếng bởi thơ hay, văn giỏi, càng nổi danh hơn nữa bởi tâm hồn tự do, khoáng đạt, bản lĩnh vững vàng trước danh lợi, vì lẽ sống thanh cao trong sạch. Người đời hay ca ngợi ông: Văn như Siêu Quát vô tiền hán. Một trong những tác phẩm hay nhất mà gửi gắm tư tưởng, ý chí của Cao Bá Quát đó chính là bài Sa hành đoản ca.
3. Mở bài Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát ý nghĩa nhất:
3.1. Mở bài Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát ý nghĩa nhất – Mẫu 1:
Thơ văn Cao Bá Quát đã thể hiện tráng chí của một kẻ sĩ hăm hở vào đời, đồng thời nói lên bi kịch của một đấng tài trai không gặp thời, gặp vận. Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) chỉ có thể có được Cao Bá Quát viết ra khi ông đã nếm trải nhiều cay đắng trên con đường công danh, hoạn lộ? Có thể trên đường từ Huế ra Bắc đi nhận chức Giáo thụ huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, ông mới viết bài thơ này.
3.2. Mở bài Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát ý nghĩa nhất – Mẫu 2:
Cao Bá Quát đã từng viết: “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” – suốt cả đời ông luôn cúi đầu trước vẻ đẹp thanh tao, cao quý của cây mai, nhưng quyết không cúi đầu khuất phục danh lợi. Sinh thời vào lúc loạn lạc, đói khổ nhưng mang trong mình cái tâm dâng hiến cho đời nhưng ông phải gánh chịu biết bao bất công. Nỗi ghét bất công, phường danh lợi đã được ông bộc lộ vô cùng cảm động trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
4. Mở bài vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính ngắn gọn nhất:
4.1. Mở bài vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính ngắn gọn nhất – Mẫu 1:
Ta vẫn hay nghe: “Tài cao phận thấp, chí khí uất”. Dường như cái tài năng ấy không đủ để con người ta toả sáng ấy chỉ bởi một chữ “phận”. Đó cũng chính là bi kịch số phận của một con người tài hoa bậc nhất Cao Bá Quát. Ông thể hiện ra là một nhà nho giỏi, đức độ với một tâm hồn văn chương và cốt cách thanh cao. Được nhân dân tôn lên hàng thánh – thánh Quát. Vậy nhưng đương thời Chu Thẩn vẫn phải trải qua bao thử thách, gian nan của một chế độ phong kiến thối nát suy tàn. Những nỗi niềm đau đớn, phẫn uất của một đấng nam nhi đã được ông gửi gắm kín trong bài Sa hành đoản ca
4.2. Mở bài vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính ngắn gọn nhất – Mẫu 2:
Cao Bá Quát là một thi ca tài năng và bản lĩnh được người đương thời tôn làm thánh Quát. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán gay gắt phong kiến cổ hủ, lạc hậu, bảo thủ và đề đạt yêu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX. Cao Bá Quát là một người tài hoa, tuy nhiên con đường công danh của ông gặp nhiều trắc trở, Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bài ca buồn mà ông bày tỏ tâm trạng thất vọng, chán nản của bản thân trên con đường tìm kiếm công danh. Qua bài ca hành ta thấy rõ những suy tư, trăn trở cũng như một nhân cách đẹp của nho chân chính đối với một chế độ đang cần thay đổi.