An toàn giao thông hiện đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Sau đây sẽ là minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông của một khối lớp, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục ATGT của khối lớp 5 đầy đủ:
Chương 1: Cơ sở đề xuất giải pháp thực hiện ATGT
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.
An toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề xã hội nghiêm trọng, là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động. Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, đáng lo ngại vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em. Sau đây là một số đề xuất giáo dục phần pháp luật An toàn giao thông cho các em học sinh, nhất là các em học sinh khối 5 trường tiểu học.
Luật an toàn giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện tốt an toàn giao thông chính là thể hiện sự tôn trọng trong chấp hành pháp luật nhà nước, mang lại hạnh phúc đến mọi người, là trách nhiệm của toàn xã hội.
Mục tiêu giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông.
1.2. Các căn cứ để xuất giải pháp
Theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 20…-20.. Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh. Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Giáo viên cần quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với đoàn thể trong và ngoài nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người
Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát, cho học sinh sắm vai giải quyết tình huống pháp luật.
– Tích lũy qua quá trình công tác tại trường, qua trao đổi, tìm hiểu từ học sinh, đội ngũ thầy cô giáo và các trường bạn.
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Học sinh Trường … từ năm học 20… đến năm 20… Nội dung chương trình các bài dạy lồng ghép phần pháp luật giao thông trong môn giáo dục ATGT trong trường tiểu học, GDCD.
Chương 2: Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành
Hiện nay tại các xã, phường trên địa bàn thành phố số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô với mật độ rất nhiều. Hơn nữa trường tiểu học… nằm ở trung tâm phường… nên phương tiện tham gia giao thông và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm dễ bị ách tắc giao thông. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn, ách tắc xảy ra tai nạn. Vì thế công tác tuyên truyền giáo dục ATGT được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm chú trọng.
2.2. Nội dung giải pháp:
– Giải pháp 1:
+ Đối với phụ huynh học sinh: Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ thông qua các buổi họp phụ huynh.
+ Đối với học sinh: Các bài thực hành
– Giải pháp 2:
+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông. Đối với học sinh tham gia giao thông thì phải: Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường quy định… luôn luôn có thói quen chấp hành, thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ; phải hình thành thói quen văn minh đô thi khi tham gia giao thông, học cách chờ đợi (chờ đèn xanh), biết cách nhường đường, rẽ phải … đúng quy định…
Sinh hoạt chuyên đề GD ATGT:…
Tăng cường công tác giáo dục đảm bảo ATGT thông qua tuyên truyền cho học sinh về đảm bảo TTATGT, tuyên truyền lưu động Luật Giao thông đường bộ, trang bị 100 bảng tin ATGT tại các trường học, đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm… có những hành động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về TTATGT trong học sinh. Các em các em học sinh khối 5 cần được hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, cách ngồi an toàn sau xe máy, xe đạp. Đây đều là những kiến thức cần thiết rất gần gũi với đời sống hàng ngày.
2. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục ATGT của khối lớp 5:
Nội dung: Điều khiển xe đạp tự giác an toàn:
Mục tiêu:
– Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.
– Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.
– Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.
– Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.
– Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.
Đồ dùng dạy học:
– Chuẩn bị giáo viên: Tài liệu giáo dục An toàn giao thông, mô hình an toàn giao thông
– Chuẩn bị học sinh: Vở ghi chép
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Bắt đầu: – Tổ chức trò chơi “kể các bộ phận của xe đạp” – Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu. – GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS) tuyên dương. – xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được. – Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được. | – Lần lượt kể – Lần lượt kể – HS quan sát tranh – HS trả lời – HS trả lời |
2. Tìm hiểu 1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn: – GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn. – Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm – GV Nhận xét – tuyên dương. – GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. – GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp – Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. – GV kết luận – GV tuyên dương, nhận xét |
– HS quan sát tranh và thảo luận. – HS báo cáo kết quả – HS nêu cá nhân – HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh) – HS nêu phần cần ghi nhớ – học sinh tự nêu |
3. Thực hành – Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh. – Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông. – GV Nhận xét tuyên dương |
– Thảo luận nhóm đôi – HS trả lời Lần lượt nêu |
4. Vận dụng kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại | – HS thực hiện – HS trình bày |
3. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục ATGT của khối lớp 5 ngắn gọn:
Bài 4: Cách ứng xử khi có sự cố an toàn giao thông
Mục tiêu
– Nhận biết một số sự cố giao thông thường gặp. Biết cách ứng xử một số tình huống giao thông không an toàn.
-Thực hiện, chia sẻ với người khác những kĩ năng xử lí sự cố giao thông.
Đồ dùng dạy học
– Giáo viên: Tài liệu giáo dục an toàn giao thông, thiết bị trình chiếu, nghe nhìn, tranh các sự cố giao thông
– Học sinh: Vở ghi chép
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Bắt đầu – Cho học sinh xem phim về sự cố giao thông -Đặt câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân | – HS quan sát video – Tham gia trả lời |
2. Tìm hiểu 1. Tìm hiểu một số sự cố giao thông thường xảy ra – GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nguyên nhân gây ra sự cố giao thông – Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày . -Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số nguyên nhân khác gây ra sự cố – GV Nhận xét – tuyên dương. 2. Tìm hiểu cách ứng xử khi gặp sự cố Yêu cầu quan sát tranh và đọc thông tin về cách ứng xử khi gặp sự cố giao + Khi xảy ra tắc đường +Khi nhìn thấy tai nạn giao thông – GV kết luận – GV tuyên dương, nhận xét |
-HS quan sát tranh và thảo luận. – HS báo cáo kết quả – HS nêu cá nhân
Thảo luận và tham gia trả lời
– HS nêu phần cần ghi nhớ |
3. Thực hành a. Sắm vai và xử lí tình huống. – GV yêu cầu HS sắm vai xử lí tình huống – GV Nhận xét tuyên dương b. Kể lại một số giao thông mà em đã gặp và cách xử lý của những người có mặt tại đó. Yêu cầu cả lớp nhân xét cách xử lí đó và rút ra bài học. | Thảo luận 2 nhóm chung một tình huống và nêu cách xử lí – HS trả lời – HS nêu – HS trả lời
|
4. Vận dụng Tự xây dựng bảng qui tắc ứng xử khi gặp sự cố giao thông | – HS thực hiện – HS trình bày |