Việt Nam dành quyền ưu đãi, miễn trừ cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó. Cùng tìm hiểu về nội dung các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Miễn trừ lãnh sự là gì?
Các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự là Tổng thể các quyền ưu đãi, ưu tiên đặc biệt mà nước sở tại dành cho cơ quan lãnh sự và thành viên cơ quan lãnh sự để thực hiện hoạt động lãnh sự tại nước sở tại. Các chi tiết về các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự được quy định tại Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự và Pháp lệnh năm 1993 về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Miễn trừ lãnh sự tiếng anh là: “Consular immunities”.
2. Nội dung các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự:
2.1. Nguyên tắc chung:
Những đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định trong Pháp lệnh này có nghĩa vụ: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; Không được sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào mục đích trái với chức năng chính thức của mình.
– Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự chuyên nghiệp nước ngoài không được tiến hành tại Việt Nam các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nhằm mục đích kiếm lợi riêng.
– Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Pháp lệnh này thì Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2.2. Quy định về các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự:
Theo pháp luật quốc tế, căn cứ vào Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, việc bắt đầu và chấm dứt các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự được quy định như sau:
– Mọi thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ khi họ nhập cảnh vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức hoặc nếu họ đã ở trên lãnh thổ nước đó thì kể từ khi họ bắt đầu nhiệm vụ của mình ở cơ quan lãnh sự.
– Những thành viên gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong hộ và những nhân viên phục vụ riêng của người đó được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ ngày muộn nhất trong những ngày sau: ngày mà thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ phù hợp với Khoản 1 Điều này; ngày những người đó nhập cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận; ngày họ trở thành thành viên gia đình hoặc nhân viên phục vụ riêng của thành viên cơ quan lãnh sự.
– Khi một thành viên cơ quan lãnh sự kết thúc chức năng của mình, thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó, của các thành viên gia đình cùng sống trong hộ và của nhân viên phục vụ riêng thường là chấm dứt kể từ thời điểm sớm nhất trong những thời điểm sau: thời điểm khi thành viên cơ quan lãnh sự rời khỏi Nước tiếp nhận hoặc khi kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho việc rời đi, nhưng những quyền ưu đãi và miễn trừ còn tồn tại cho đến thời điểm đó, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang. Đối với trường hợp những người nói ở trên, họ sẽ thôi không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ, khi họ không còn là người trong hộ gia đình hoặc không còn giúp việc cho một thành viên cơ quan lãnh sự, tuy nhiên nếu sau đó những người này dự định rời khỏi Nước tiếp nhận trong một thời gian hợp lý, thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ cho đến lúc rời hẳn.
– Tuy nhiên, đối với những hành động của một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự trong khi thi hành chức năng thì quyền miễn trừ xét xử sẽ tiếp tục tồn tại mà không bị hạn chế về thời gian.
– Trong trường hợp một thành viên cơ quan lãnh sự chết, thì những thành viên gia đình cùng sống trong hộ với người đó vẫn tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ của mình cho đến ngày sớm nhất trong những ngày sau đây: ngày rời khỏi Nước tiếp nhận hoặc ngày cuối cùng của một thời gian hợp lý để rời khỏi nước đó.
Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự đối với các cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu và đối với các viên chức danh dự được quy định riêng trong Chương lII Công ước Viên năm 1963. Bao gồm:
– Bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự: Nước tiếp nhận áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu chống mọi sự xâm nhập hoặc làm hư hại và ngăn chặn mọi sự quấy rối yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến sự tôn nghiêm của cơ quan lãnh sự.
– Miễn thuế đối với trụ sở cơ quan lãnh sự: Trụ sở cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu thuộc quyền sở hữu của Nước cử hoặc do Nước cử thuê sẽ được miễn các loại thuế và lệ phí của nhà nước, địa phương hoặc thành phố, trừ những Khoản tiền trả cho những công việc cụ thể. Việc miễn thuế quy định ở Khoản trên không áp dụng đối với những thứ thuế và lệ phí mà theo luật và quy định của Nước tiếp nhận, người ký hợp đồng với Nước cử phải trả.
– Sự bất khả xâm phạm của hồ sơ lưu trữ và tài liệu lãnh sự: Hồ sơ lưu trữ và tài liệu lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu là bất khả xâm phạm vào bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, miễn là chúng được để riêng không lẫn lộn với các giấy tờ và tài liệu khác, đặc biệt là không để lẫn lộn với thư từ riêng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự và bất cứ người nào làm việc với người đó cũng như không lẫn lộn với các tư liệu, sách hoặc tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp hoặc hoạt động thương mại của họ.
– Miễn thuế quan: Phù hợp với luật và các quy định mà nước mình có thể ban hành, Nước tiếp nhận cho phép nhập và miễn mọi thứ thuế quan, lệ phí và các Khoản chi phí có liên quan, trừ những Khoản chi phí lưu kho, cước vận chuyển và chi phí cho những dịch vụ tương tự, đối với những vật dụng sau đây với điều kiện là những vật dụng đó được dùng cho công việc chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu: quốc huy, cờ, biển đề, con dấu, tem, sách, ấn phẩm chính thức, đồ gỗ văn phòng, thiết bị văn phòng và những vật dụng tương tự, do Nước cử cung cấp hay được cung cấp cho cơ quan lãnh sự theo đề nghị của Nước cử.
– Tố tụng hình sự: Nếu một quá trình tố tụng hình sự được tiến hành đối với một viên chức lãnh sự danh dự thì người đó phải ra trước nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì cương vị chính thức của người này, việc tố tụng phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng. Trừ khi viên chức lãnh sự danh dự đang bị bắt hoặc tạm giam, thì quá trình tố tụng hình sự phải được tiến hành sao cho gây càng ít trở ngại càng tốt cho việc thi hành chức năng lãnh sự của người đó. Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự danh dự, việc tố tụng đối với người đó phải được tiến hành trong một thời gian sớm nhất.
– Bảo vệ viên chức lãnh sự danh dự: Nước tiếp nhận có nghĩa vụ dành cho viên chức lãnh sự sự bảo vệ với mức độ cần thiết do cương vị chính thức của người đó.
– Miễn đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú: Trừ những người có hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại ở Nước tiếp nhận để kiếm lời riêng, các viên chức lãnh sự danh dự được miễn mọi nghĩa vụ theo luật và các quy định của Nước tiếp nhận về việc đăng ký ngoại kiều và giấy phép cư trú.
– Miễn thuế: Viên chức lãnh sự danh dự được miễn mọi thứ thuế và lệ phí đánh vào phụ cấp và thù lao do Nước cử trả đối với việc thi hành chức năng lãnh sự.
– Miễn phục vụ và đóng góp cá nhân: Nước tiếp nhận miễn cho các viên chức lãnh sự danh dự mọi nghĩa vụ đóng góp cá nhân và phục vụ công cộng thuộc bất cứ loại gì và miễn những nghĩa vụ đối với quân đội như: trưng dụng, đóng góp quân sự và cho đóng quân trong nhà mình.
– Tính không bắt buộc của chế định viên chức lãnh sự danh dự: Mỗi nước có quyền tự do quyết định việc cử hoặc nhân viên chức lãnh sự danh dự.
Theo pháp luật quốc gia, quy định về các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự bao gồm:
– Cơ quan Lãnh sự có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của nước cử lãnh sự tại trụ sở cơ quan lãnh sự, tại nơi ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan lãnh sự khi phương tiện này được người đó sử dụng vào công việc chính thức.
– Trụ sở của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.
– Nhà nước Việt Nam thi hành những biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự.
– Nhà chức trách của Việt Nam chỉ được vào trụ sở của cơ quan lãnh sự khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đó, hoặc của người được ủy quyền, hoặc của người đứng đầu cơ quan đại điện ngoại giao của nước cử lãnh sự, trừ trường hợp có hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai họa khác cần có biện pháp bảo vệ khẩn cấp.
– Trụ sở, đồ đạc, tài sản và phương tiện giao thông của cơ quan lãnh sự không bị trưng dụng dưới bất cứ hình thức nào vì lý do công ích và an ninh, quốc phòng. Trong trường hợp phải trưng mua vì những lý do đó thì Nhà nước Việt Nam áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự và có trách nhiệm bồi thường thỏa đáng cho nước cử lãnh sự.
– Cơ quan lãnh sự được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan và nhà ở của người đứng đầu cơ quan, trừ các Khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.
– Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.
– Thành viên của cơ quan lãnh sự được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực cấm.
– Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan lãnh sự bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự và điện mật mã để liên lạc với chính phủ, cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử. Việc đặt và sử dụng đài thu phát vô tuyết điện của cơ quan lãnh sự chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của Việt Nam.
– Thư tín chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.
– Túi lãnh sự có thể gồm một hoặc nhiều kiện. Những kiện tạo thành túi lãnh sự phải được niêm phong mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi lãnh sự và chỉ được chứa đựng thư tín và tài liệu chính thức hoặc các đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức.
– Túi lãnh sự không bị mở hoặc giữ lại. Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam có thể gửi trả túi lãnh sự về nơi xuất phát hoặc yêu cầu đại diện được ủy quyền của cơ quan lãnh sự mở túi lãnh sự, nếu có cơ sở xác đáng để khẳng định túi lãnh sự chứa đựng những thứ khác ngoài thư tín, tài liệu và đồ vật sử dụng vào công việc chính thức của cơ quan lãnh sự.
– Giao thông viên lãnh sự phải mang giấy tờ chính thức xác nhận cương vị của họ và số kiện tạo thành túi lãnh sự; khi làm nhiệm vụ được Nhà nước Việt Nam bảo vệ, được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không được cử làm giao thông viên lãnh sự, trừ trường hợp được Việt Nam đồng ý.
– Người được cử làm giao thông viên lãnh sự tạm thời, khi làm nhiệm vụ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ cho đến khi họ chuyển giao xong túi lãnh sự.
– Túi lãnh sự có thể được ủy nhiệm cho người chỉ huy tàu bay dân dụng hoặc tàu thủy chuyển. Người chỉ huy này không được coi là giao thông viên lãnh sự, nhưng vẫn phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi lãnh sự. Cơ quan lãnh sự sau khi thỏa thuận với nhà chức trách địa phương có thẩm quyền, có thể cử thành viên của cơ quan đến nhận túi lãnh sự trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy tàu bay hoặc tàu thủy đó.
– Cơ quan lãnh sự được phép thu lệ phí về công việc lãnh sự theo quy định của nước cử lãnh sự và được miễn thuế của Việt Nam đối với số tiền đó.
– Nhà nước Việt Nam tôn trọng viên chức lãnh sự và áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của họ.
– Tại Việt Nam, viên chức lãnh sự được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, trừ những trường hợp sau đây: Phạm tội nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam và bị bắt, bị tạm giam theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền; Phải thi hành một bản án hoặc quyết định của
– Trong trường hợp được tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự đối với viên chức lãnh sự, thì viên chức lãnh sự phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Việc tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trên cơ sở tôn trọng cương vị chính thức của viên chức lãnh sự và ít gây cản trở cho việc thực hiện chức năng lãnh sự của họ. Nếu phải áp dụng biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam thì việc tiến hành các hoạt động tố tụng đối với viên chức lãnh sự đó phải được tiến hành trong thời gian sớm nhất.
– Trong trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc truy tố một thành viên của cơ quan lãnh sự, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam phải
– Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự khi thực hiện chức năng của mình được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng; họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ trường hợp liên quan đến vụ kiện dân sự:
– Về một hợp đồng do viên chức lãnh sự hoặc nhân viên lãnh sự ký kết không với tư cách là người được nước cử lãnh sự ủy quyền;
– Về tai nạn giao thông xảy ra tại Việt Nam mà bên thứ ba đòi bồi thường thiệt hại.
– Thành viên của cơ quan lãnh sự có thể là người làm chứng trong hoạt động tố tụng, nhưng không bị buộc phải cung cấp chứng cứ liên quan đến việc thực hiện chức năng của họ.
– Nếu viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ thì họ không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt nào khác.
– Nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ của cơ quan lãnh sự không được từ chối cung cấp chứng cứ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu.
– Trong trường hợp viên chức lãnh sự hoặc nhân viên lãnh sự khởi kiện thì họ không còn được hưởng quyền miễn trừ xét xử quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này đối với bất kỳ vụ kiện nào liên quan trực tiếp đến vụ kiện chính mà họ là nguyên đơn.
– Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính đối với viên chức và nhân viên lãnh sự không bao gồm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính. Việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính cần được thể hiện rõ ràng và riêng biệt.
– Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí, trừ: Thuế gián thu; Thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam; Thuế, lệ phí thừa kế và chuyển nhượng tài sản; Thuế và lệ phí đánh vào các Khoản thu nhập cá nhân có nguồn gốc tại Việt Nam, kể cả lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư vào những hoạt động thương mại hoặc tài chính; Thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể; Lệ phí trước bạ, chứng thư, cầm cố, cước tem về bất động sản, cũng như án phí và lệ phí tại Tòa án liên quan đến bất động sản
– Nhân viên phục vụ của cơ quan lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí đối với tiền lương của họ.
– Cơ quan lãnh sự và viên chức lãnh sự được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với: Đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan lãnh sự; Đồ vật dùng cho cá nhân viên chức lãnh sự hoặc thành viên gia đình họ, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở của họ.
– Nhân viên lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định đối với những đồ vật dùng cho cá nhân được nhập khẩu để bố trí nơi ở lần đầu của họ.
– Chủng loại, số lượng và khối lượng các đồ vật được nhập khẩu cũng như việc tái xuất hoặc chuyển nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam.
– Hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và thành viên gia đình họ được miễn kiểm tra hải quan, trừ trường hợp có cơ sở xác đáng để khẳng định hành lý đó chứa đựng hoặc bị pháp luật Việt Nam cấm nhập hoặc cấm xuất, hoặc phải kiểm tra theo quy định kiểm dịch của Việt Nam. Việc kiểm tra này chỉ được tiến hành khi có mặt viên chức lãnh sự đó hoặc thành viên gia đình của viên chức lãnh sự hoặc người được ủy quyền.
– Thành viên của cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ được miễn đóng góp cá nhân vì lợi ích công cộng và an ninh, quốc phòng của Nhà nước Việt Nam.
– Trong trường hợp một thành viên của cơ quan lãnh sự chết thì thành viên gia đình của người đó tiếp tục được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trong một thời hạn hợp lý để chuẩn bị rời khỏi Việt Nam.
– Trong trường hợp một thành viên của cơ quan lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam, hoặc một thành viên gia đình của người đó chết thì những động sản của người chết được phép đưa ra khỏi Việt Nam, trừ động sản có được tại Việt Nam bị cấm xuất khẩu vào thời điểm người đó chết. Động sản mà người chết có được tại Việt Nam chỉ với tư cách là thành viên của cơ quan lãnh sự hoặc là thành viên gia đình của một thành viên cơ quan được miễn thuế là lệ phí thừa kế.
– Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được nước cử giao thực hiện chức năng lãnh sự thì người đó được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
– Viên chức lãnh sự có thể tiến hành các hoạt động ngoại giao nếu được Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
– Cơ quan lãnh sự có thể do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
– Chính phủ Việt Nam quy định thủ tục chấp thuận và quy chế hoạt động của viên chức lãnh sự danh dự tại Việt Nam.
– Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm với điều kiện chúng được để riêng không lẫn lộn với thư tín, sách báo hoặc tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh của viên chức lãnh sự danh dự hoặc của bất kỳ ai cùng làm việc với người này.
– Cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu cũng như chính phủ của nước cử lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự khác của nước đó chỉ được sử dụng giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự và điện mật mã để liên lạc với cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu tại Việt Nam khi được Chính phủ Việt Nam cho phép trong từng trường hợp.
– Cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu được hưởng những ưu đãi, miễn trừ về hải quan chỉ đối với: quốc kỳ, quốc huy, biển cơ quan lãnh sự, con dấu, tem, sách, ấn phẩm chính thức, đồ gỗ văn phòng, đồ dùng văn phòng và những vật dụng tương tự khác do nước cử lãnh sự hoặc theo đề nghị của nước này được cung cấp cho cơ quan lãnh sự đó.
– Viên chức lãnh sự danh dự được miễn thuế và lệ phí đối với những Khoản tiền mà nước cử lãnh sự trả về việc thực hiện các chức năng lãnh sự.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự;
– Luật quản lý ngoại thương năm 2017;
– Pháp lệnh số25-L/CTN về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.