Trong công tác quản lý bộ máy nhà nước, mọi người thường hay gặp trường hợp các cán bộ được miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức….Nhưng có không ít người nhầm lẫn về những cụm từ này. Vậy miễn nhiệm là gì? Thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm của cán bộ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Miễn nhiệm là gì?
- 2 2. Quy định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ:
- 3 3. Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm:
- 4 4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức:
- 5 5. Một số quy định khác có liên quan đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại:
1. Miễn nhiệm là gì?
Miễn nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức vì những lý do hoặc vi phạm nào đó.
Tại Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH ngày 16 tháng 12 năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức quy định Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Không chỉ áp dụng đối với các cán bộ công chức nhà nước mà việc miễn nhiệm còn được áp dụng tại các doanh nghiệp, công ty. Tuy chưa có quy định cụ thể nhưng rất nhiều đơn vị cũng đã áp dụng quy định này để thôi chức vụ trong doanh nghiệp khi chưa hết thời hạn.
2. Quy định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ:
Căn cứ theo Điều 42 Văn bản hợp nhất 02/NĐHN-BNV ngày 21 tháng 5 năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định về việc từ chức, miễn nhiệm như sau:
“Điều 42. Từ chức, miễn nhiệm đối với công chức
Việc từ chức đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
c) Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
d) Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
Việc miễn nhiệm đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;
b) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;
c) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;
d) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;
đ) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.
Công chức chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.”
Như vậy, theo quy đinh tại Luật Cán bộ, công chức thì việc miễn nhiệm được áp dụng đối với các trường hợp:
– Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ được giao; không đủ năng lực, uy tín mà theo yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
– Cán bộ vi phạm pháp luật, bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng chưa tới mức cách chức hoặc bãi nhiệm;
– Cán bộ đang giữ chức vụ có nguyện vọng xin thôi giữ chức;
– Theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên do đó, người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận hoặc cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ…
Hệ quả của miễn nhiệm là cán bộ không còn làm việc và giữ chức vụ đó tại cơ quan nhà nước mà có thể làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước. Khác với bãi nhiệm và cách thức thì cán bộ sẽ không còn làm việc tại cơ quan nhà nước nữa.
3. Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm:
Theo quy định về sử dụng và quản lý công chức thì công chức sau khi từ chức, miễn nhiệm được hưởng một số chế độ như sau:
– Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; do không đủ năng lực, uy tín để làm việc; do vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức:
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc quyết định cho từ chức, miễn nhiệm đối với công chức.
– Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
* Miễn nhiệm trong doanh nghiệp
Việc miễn nhiệm đối với các chức vụ trong doanh nghiệp cũng thường do các nguyên nhân miễn nhiệm đối với các cơ quan nhà nước. Trong các doanh nghiệp, công ty thì thường thực hiện miễn nhiệm với các chức vụ như:
– Với công ty cổ phần: chủ tịch hội đồng quản trị, người trong hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, kiểm soát viên, quản lý…
– Đối với công ty TNHH: Chủ tịch hội đồng, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kiểm soát viên, quản lý…
5. Một số quy định khác có liên quan đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại:
Ngoài ra, cần phân biệt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
* Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
– Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có
+ Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định;
+ Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
+ Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền.
* Bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
– Cơ quan quản lý công chức phải thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này.
– Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Đạt tiêu chuẩn của chức vụ công chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
+ Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
+ Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
– Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại:
+ Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan quản lý công chức phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét,
+
– Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cơ quan quản lý công chức xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu. Quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
– Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền bố trí, phân công công tác khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH ngày 16 tháng 12 năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức;
– Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 Quy định những người là công chức;
–
– Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2010 Về quản lý biên chế công chức;
–
– Thông tư 07/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 07 năm 2010 Hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ Về quản lý biên chế công chức;
–