Con thuộc hộ cận nghèo có được miễn giảm học phí không? Học trường tư thục có được miễn giảm học phí không? Bố là quân nhân chuyên nghiệp con có thuộc đối tượng được giảm học phí? Đối tượng được miễn giảm học phí theo quy định hiện hành? Trẻ em khuyết tật nặng thì có được miễn giảm học phí không?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giáo dục khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế đòi hỏi các lĩnh vực cần phải có sự cải cách để phù hợp với xu thế nhất là trong vấn đề giáo dục cũng cần được quan tâm để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và mở thêm nhiều ngành nghề mới để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến giáo dục và đưa ra các chính sách để tạo điều kiện để mọi người đều có quyền đi học trong đó có quy định về chế độ miễn giảm học phí nhằm hỗ trợ cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nghèo khó để mọi người có cơ hội học tập thực hiện ước mơ góp phần phát triển đất nước.
Căn cứ theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP có quy định về đối tượng được miễn giảm học phí và được hỗ trợ chi phí học tập như sau:
Thứ nhất, Đối tượng được miễn học phí
+ Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì người có công với cách mạng và thân nhân của họ sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi nhằm ghi nhớ công lao của họ trong đó có chế độ miễn học phí.
+ Đối với các đối tượng bị khuyết tật theo quy định của Luật khuyết tật hoặc gia đình có khó khăn về kinh tế thì những học sinh sinh viên đang theo học hoặc trẻ em học mẫu giáo theo quy định của pháp luật cũng thuôc đối tượng được miễn học phí.
+ Các đối tượng được miễn học phí thuộc chính sách trợ giúp xã hội là các học sinh và trẻ em đang học tại các trường mẫu giáo dưới mười sáu tuổi không có người nuôi dưỡng.
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng và các trường đại học thuộc đối tượng chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.
+ Sinh viên hiện đang theo học tại các trường có chuyên ngành đào tạo Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Các đối tượng được miễn học phí mà có cha mẹ thuộc hộ nghèo theo quy định của thủ tướng chính phủ đang học mẫu giáo và các học sinh đang học phổ thông trung học.
+ Các con của các binh sĩ hoặc các chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân đang theo học mẫu giáo hoặc có con đang học phổ thông cũng thuộc đối tượng miễn học phí.
+ Học sinh và sinh viên được các cơ quan, tổ chức cử đi học cử tuyển từ 3 tháng trở lên
+ Các học sinh phổ thông đang theo hoc các trường dự bị đại học, các trường phổ thông dân tộc nội trú.
+ Các học sinh và sinh viên thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là những người dân tộc thiểu số.
+ Các học sinh sinh viên đang học tập nghiên cứu sinh các ngành ví dụ như là bệnh lao, bệnh tâm thần, pháp y tâm thần và giải phẫu…
+ Các học sinh, sinh viên đang học là người sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thuộc người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định
+ Các học sinh đã tốt nghiệp trung cơ sở học lên trình độ trung cấp cũng được miễn học phí theo quy định.
+ Các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là những học sinh và sinh viên cao đẳng, đại học hoặc đang học cao học.
+ Đối với các ngành nghề khó tuyển sinh ít người theo học nhưng xã hội cần thì những người học các trình độ trung cấp trở lên cũng thuộc đối tượng được miễn học phí.
+ Những học sinh và sinh viên đang theo học các chuyên ngành đặc thù nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự theo quy định của pháp luật.
+ Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
+ Trẻ em học lớp mẫu giáo 05 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Thứ hai, Đối tượng được giảm học phí
– Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
+ Hiện nay nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giữ gìn các bản sắc văn hóa của dân tộc trong đó có các ngành nghề thuật truyền thống thì các học sinh và sinh viên đang theo học các trường công lập hoặc ngoài công lập ví dụ như đờn ca tài tử của khu vực Nam Bộ, các chuyên ngành về ca múa kịch, dân ca và nhạc cổ truyền của dân tôc…
+ Các trường đào tạo các chuyên ngành có các ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại theo quy định của pháp luật thì học sinh sinh viên các trường đào tạo các ngành như chèo,tuồng, diễn xiếc, hát cải lương… được giảm học phí theo quy định.
+ Các học sinh học mẫu giáo và sinh viên đang sinh sống ở những vùng có các điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc người dân tộc thiểu số của nhà nước đã quy định.
– Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
+ Các con của những người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang hưởng chế độ hàng tháng là cán bộ, công chức và viên chức đang học tại các trường mẫu giáo và học sinh sinh viên đang theo học các trường.
+ Các học sinh và sinh viên mà có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo đang học tại các trường mẫu giáo và học sinh đang học phổ thông của các trường.
Không thu học phí có thời hạn
Đối với các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh thì cấp tính không thu học phí trong một thời hạn đối với các học sinh đang học mẫu giáo hoặc học sinh phổ thông trong thời hạn nhất định thuộc vùng bất khả kháng.
Thứ ba Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập
+ Các đối tượng là các học sinh phổ thông hoặc học sinh đang theo học mẫu giáo bị tàn tật khuyết tật hoặc không còn cha mẹ có khó khăn vè kinh tế theo được hỗ trợ các chi phí học tập.
+ Khi có cha mẹ thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật thì các con đang theo học phổ thông và mẫu giáo được hỗ trợ chi phí học tập.
Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
Khi thực hiện chế độ miễn giảm học phí thì sẽ được cấp chi phí trong suốt khóa đào tạo học tập tập trung tại trường trừ các trường hợp có thay đổi về chế độ, chính sách về miễn giảm học phí theo quy định của nhà nước.
Đối với các đối tượng là học sinh và sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo thuộc diện đươc hỗ trợ các chi phí học tập với 100 nghìn đồng/người/tháng để mua sách vở và các đồ dùng học tập, nếu có nhiều mức hưởng thuộc nhiều đối tượng sẽ được hưởng mức cao nhất theo thời gian học thực tế của khóa học và không quá 9 tháng/năm học theo quy định về chế độ miễn giảm học phí.
Đối với các bậc cấp học khác nhau thì sẽ được nhà nước cấp các mức tiền hỗ trợ miễn giảm cho các học sinh và sinh viên đang theo học thuộc đối tượng tương ứng với các chuyên ngành khác nhau đối với các cơ sở giáo dục đào tạo theo quy định.
Việc nhà nước quy định chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các học sinh, sinh viên nhằm thực hiện chính sách để phát triển xã hội,
Mục lục bài viết
- 1 1. Con thuộc hộ cận nghèo có được miễn giảm học phí không?
- 2 2. Học trường tư thục có được miễn giảm học phí không?
- 3 3. Bố là quân nhân chuyên nghiệp con có thuộc đối tượng được giảm học phí
- 4 4. Đối tượng được miễn giảm học phí theo quy định hiện hành
- 5 5. Trẻ em khuyết tật nặng thì có được miễn giảm học phí không?
1. Con thuộc hộ cận nghèo có được miễn giảm học phí không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi: Sinh viên là con thuộc hộ cận nghèo thì có được miễn giảm học phí không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 86/2015NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn học phí như gồm các đối tượng sau:
…
– Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
…
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, chỉ có sinh viên là người dân tộc thiểu số và thuộc hộ cận nghèo theo quy định mới được hưởng chế độ miễn học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Do thông tin bạn không nói cụ thể trường hợp của mình thuộc dân tộc nào nên xác định như sau:
+ Nếu bạn thuộc dân tộc thiểu số theo quy định của chính phủ thì được miễn học phí
+ Nếu bạn không thuộc dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ thì không được miễn học phí
Mặt khác, căn cứ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, nếu bạn thuộc hộ cận nghèo theo quy định thủ tướng chính phủ thì bạn sẽ được giảm 50% học phí.
2. Học trường tư thục có được miễn giảm học phí không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có bố là thương binh mất sức lao động 81% trở lên. Tôi đã tốt nghiệp cao đẳng kế toán và đang định đăng ký học lấy bằng Dược sỹ trung cấp (hệ chính quy, học 14 tháng) tại Trường trung cấp Dược Hà Nội – K1 Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội. Theo tôi được biêt thì Trường trung cấp Dược Hà Nội trên là trường tư thục. Vậy tôi có được miễn hay giảm học phí không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Đối tượng được miễn học phí được quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ-CP gồm các đối tượng:
– Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
…
Theo quy định, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến (nếu có);
– Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (nếu có); con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (nếu có); con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Tại Điều 2 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng chế độ, chính sách gồm có:
+ Trẻ em học mầm non, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hệ thông giáo dục quốc dân gồm các trường công lập và tư thục.
Vì vậy, bạn là con thương binh, khi theo học tại trường trung cấp nằm trong hệ thống giáo dục không phân biệt công lập hay tư thục thì đều được hưởng chính sách miễn học phí.
3. Bố là quân nhân chuyên nghiệp con có thuộc đối tượng được giảm học phí
Tóm tắt câu hỏi:
Em là sinh viên đại học. Ba em là quân nhân chuyên nghiệp có huy chương quân kì quyết thắng hoạt động 25 năm trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy em có được giảm học phí không ạ? Em cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về đối tượng được miễn giảm học phí, trong trường hợp của bạn sẽ được miễn học phí khi có giấy tờ chứng minh bạn là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh hoặc con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Trong trường hợp bố bạn có huy chương quân kì quyết thắng mà không có giấy tờ chứng minh trong các trường hợp kể trên thì bạn không được miễn giảm học phí.
4. Đối tượng được miễn giảm học phí theo quy định hiện hành
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên ở huyện Sóc Sơn- Hà nội. Chồng tôi là bộ đội chuyên nghiệp ở Bộ tư lệnh Tăng Thiết Giáp. Cho tôi hỏi con tôi học tại trường mầm non có được hưởng miễn học phí không? Hồ sơ như thế nào? Và tôi được truy lĩnh lại tiền học phí năm học trước không? Xin cảm ơn ạ.?
Luật sư tư vấn:
* Cơ sở pháp luật:
– Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạn sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
– Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 – 2016 đến năm 2020 – 2021.
– Thông tư 95/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạn sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
* Nội dung:
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 27//2016/NĐ-CP quy định:
“2. Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021”
Theo đó, Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn học phí như sau:
“5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con cưa hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.”
Từ các quy định trên, trường hợp của con bạn vì có bố là bộ đội chuyên nghiệp ở Bộ Tư Lệnh Tăng Thiết Giáp sẽ thuộc đối tượng được miễn học phí.
Theo Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định hồ sơ, trình tự, trách nhiệm giải quyết và thời gian hưởng chế độ miễn học phí như sau:
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ:
a, Bản khai đề nghị hưởng chế độ miễn học phí (Mẫu số 02);
b) Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí (Mẫu số 3).
2. Trình tự, trách nhiệm giải quyết chế độ:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ:
– Làm bản khai đề nghị hưởng chế độ miễn học phí;
– Nộp bản khai cho cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương;
– Nhận giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí và gửi về gia đình nộp cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập và ngoài công lập.
b) Cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương:
– Tiếp nhận bản khai do hạ sĩ quan, binh sĩ nộp;
– Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, tổng hợp, kiểm tra và đề nghị cấp trên trực tiếp giải quyết;
– Nhận giấy chứng nhận và giao cho hạ sĩ quan, binh sĩ.
c) Cấp trung đoàn hoặc tương đương: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị cấp dưới, hoàn thành việc xem xét, cấp giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí.
3. Thời gian hưởng chế độ:
a) Thời gian hưởng chế độ miễn học phí đối với con của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính trong Khoảng thời gian từ ngày cấp giấy chứng nhận đến hết thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ.
b) Trường hợp trong thời gian tại ngũ, nếu phát sinh đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí thì hạ sĩ quan, binh sĩ lập bản khai bổ sung; thời gian hưởng chế độ tương ứng với thời gian tại ngũ còn lại của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Do vậy, con bạn chỉ được hưởng chế độ miễn học phí từ ngày được cấp giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí nên những năm học trước khi chưa được cấp giấy chứng nhận thì sẽ không được hưởng
5. Trẻ em khuyết tật nặng thì có được miễn giảm học phí không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có con năm nay 5 tuổi thuộc khuyết tật nặng có được miễn giảm học phí không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc mắc này giúp em cảm vì em chưa hiểu rõ về vấn đề quyền lợi của trẻ em khuyết tật mong luật sư giải đáp? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
– Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
– Điều 27 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định về giáo dục đối với người khuyết tật như sau:
“Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này”.
Theo quy định của Luật người khuyết tật thì người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH quy định đối tượng được miễn học phí như sau: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.
Luật sư
Như vậy, trường hợp của bạn, con bạn là người khuyết tật thì khi cháu đi học thì cháu sẽ được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác.