Miễn hình phạt là việc không buộc người phạm tội đã bị kết án phải chịu hình phạt về tội mà họ đã thực hiện. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ phân tích các quy định về miễn hình phạt theo quy định Bộ luật hình sự (BLHS), qua đó chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện.
Mục lục bài viết
1. Miễn hình phạt là gì?
Miễn hình phạt là trường hợp cụ thể khi
Dẫn chiếu quy định tại Điều 59 BLHS 2015, điều kiện để người phạm tội được miễn hình phạt bao gồm:
Thứ nhất, về điều kiện cần: Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 BLHS 2015. Cụ thể khoản 1, 2 Điều 54 BLHS 2015 quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thể hiện:
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”.
Thứ hai, điều kiện đủ để người phạm tội được miễn hình phạt: Đó là người phạm tội “đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”.
Thứ ba, phân loại tội phạm được miễn hình phạt: Theo quy định tại Điều 59 BLHS 2015, có thể thấy rằng, bất cứ tội gì cũng có thể được miễn hình phạt, không phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Miễn hình phạt trong tiếng Anh là Penalty exemption
Định nghĩa miễn hình phạt trong tiếng Anh được hiểu như sau:
“Penalty exemption is a specific case when the Court decides on a penalty, the Court decides to exempt the commercial juridical person or the offender from the penalty that they should have suffered according to the Criminal Code.
Miễn hình phạt được hiểu là không buộc một người phải chịu trách nhiệm hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện. Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước không chỉ có mục đích trừng trị mà còn nhằm giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm. Do đó, đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Thế nhưng trong thực tế cũng có trường hợp nếu việc áp dụng hình phạt không đạt được mục đích của hình phạt hoặc trái với nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự thì không cần thiết phải áp dụng hình phạt.
2. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt:
Về cơ bản, hai chế định có sự giống nhau ở một số điểm sau: Không cách ly người phạm tội và người bị kết án ra khỏi đời sống xã hội mà tạo điều kiện cho họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội; Chỉ áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định; Không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc của việc quyết định hình phạt và án tích.
Tuy nhiên, giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt có rất nhiều điểm khác nhau. Trong quá trình áp dụng thực tiễn cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh sự nhầm lẫn. Một số điểm khác nhau cơ bản đó là về khái niệm, đối tượng, điều kiện áp dụng, thẩm quyền quyết định, hậu quả pháp lý.
Theo đó, miễn trách nhiệm hình sự là việc không bắt buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện, còn miễn hình phạt thì không buộc người bị kết án phải chịu hình phạt về tội họ đã thực hiện.
Đối tượng của miễn trách nhiệm hình sự có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án. Đối tượng của miễn hình phạt là người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ, điều kiện sau đây: Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; Khi có quyết định đại xá. Ngoài ra, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau: Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội được miễn hình phạt khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, 2 Điều 54
Thẩm quyền áp dụng đối với miễn trách nhiệm hình sự là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, còn miễn hình phạt thì chỉ có Tòa án.
Sau khi được miễn trách nhiệm hình sự, người phạm tội được xem là không có án tích. Đối với miễn hình phạt, người bị kết án vẫn được xem là có án tích nhưng thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích.
3. Hậu quả của việc áp dụng chế định miễn hình phạt:
Một là, người được miễn hình phạt tức là được miễn cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung (nếu có). Bởi hình phạt bổ sung là hình phạt chỉ có thể áp dụng kèm với hình phạt chính, có tác dụng củng cố, tăng cường hiệu quả của việc áp dụng hình phạt, giúp cho việc xử lý tội phạm được toàn diện và triệt để. Khi hình phạt chính được miễn thì việc thi hành hình phạt bổ sung là không hợp pháp và không cần thiết.
Hai là, khoản 2 Điều 69 BLHS 2015 quy định “người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”. Như vậy, người được miễn hình phạt được đương nhiên xóa án tích ngay tại thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật hoặc sau khi đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác trong bản án như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp án phí. Đây là điểm đặc biệt mà chỉ có ở chế định miễn hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự (TNHS).
Ba là, Điều 59 BLHS 2015 chưa quy định người phạm tội được miễn hình phạt có thể phải bị áp dụng các biện pháp pháp lý hình sự hay phi hình sự nào khác hay không. Tại điểm c khoản 2 Điều 451 BLTTHS năm 2015 có quy định Tòa án có thể quyết định “miễn TNHS hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Như vậy, người được miễn hình phạt vẫn có thể bị áp dụng một số biện pháp tư pháp. Và trong thực tiễn xét xử cho thấy, người được miễn hình phạt có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS 2015 bao gồm: “a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi; c) Bắt buộc chữa bệnh”.
Xét ở góc độ pháp lý, hậu quả pháp lý mà người phạm tội (được miễn hình phạt) gánh chịu còn nhẹ hơn so với người vi phạm hành chính (mà bị xử phạt hành chính), vì ngoài phải chịu trách nhiệm hành chính ra, người này còn phải chịu thời hạn là một (01) năm thử thách, không tái phạm thì mới được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Để bảo đảm sự công bằng giữa người được miễn hình phạt và người bị xử phạt hành chính, vấn đề nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Trong trường hợp cần thiết, Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp của Bộ luật này hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức hay người có thẩm quyền xử lý hành chính hoặc kỷ luật đối với người được miễn hình phạt.
4. Những kiến nghị về áp dụng hình thức miễn hình phạt:
Khi áp dụng chế định miễn hình phạt trên thực tiễn, để pháp luật được áp dụng thống nhất và nhằm bảo đảm quyền lợi của người phạm tội theo hướng có lợi nhất cho họ, hạn chế áp dụng pháp luật mang tính tùy nghi của cơ quan tiến hành tố tụng, tác giả kiến nghị:
Thứ nhất: Cần phải có văn bản hướng dẫn đối với từng trường hợp miễn hình phạt: Giải thích rõ như thế nào là đáng được khoan hồng đặc biệt, thế nào là hành động can ngăn, mức độ hạn chế tác hại của tội phạm được xác định như thế nào…; thống nhất quy định về điều kiện miễn hình phạt trong BLHS 2015 để việc áp dụng được chính xác.
Thứ hai: Để bảo đảm công bằng giữa người được miễn hình phạt và người bị xử lý VPHC, vấn đề này cần được các nhà làm luật sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo hướng quy định bổ sung có tính bắt buộc nếu người phạm tội được miễn hình phạt thì họ vẫn có thể bị Tòa án áp dụng một hoặc các biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS 2015 bao gồm: “a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi; c) Bắt buộc chữa bệnh”. Bởi vì, khi người phạm tội được miễn hình phạt nếu không bị áp dụng biện pháp gì thì sẽ không có tính giáo dục, thuyết phục và không bảo đảm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự nước ta so với những trường hợp phạm tội khác trên cơ sở chung.
Kết luận: “Pháp luật, dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể phản ánh và quy định hết được tất cả những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống…”, nên việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS nói chung, các quy định về bốn chế định – miễn TNHS, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và án treo nói riêng càng có ý nghĩa chính trị – xã hội và pháp lý, cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn trước yêu cầu mới của đất nước. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các điều khoản của BLHS hiện hành có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm mà chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung để chuẩn bị phương án cho việc sửa đổi, bổ sung toàn diện BLHS vẫn luôn là yêu cầu có tính cấp bách hiện nay.