Trong đời sống xã hội ta hiện nay, mê tín, dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biển trong cộng đồng dân cư không chi ở Việt Nam, mà hầu hết tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Cùng tìm hiểu khái niệm của Mê tín dị đoan, biểu hiện, hậu quả và quy định của pháp luật hiện hành về chống mê tín dị đoan qua bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Mê tín dị đoan là gì?
.Mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi
Có thể khẳng định rằng mê tín có ở tất cả các nền văn hóa khác nhau, từ lạc hậu đến văn minh. Điểm khác duy nhất chính là mức độ và phạm vi ảnh hưởng của chúng.
Mỗi nền văn hóa đều có các tập tục, truyền thống riêng. Chúng có thể là phong tục truyền thống được gìn giữ ở nơi này nhưng có thể bị coi là mê tín dị đoan ở nơi khác.
Nhìn chung trong một số trường hợp thì khái niệm mê tín cũng khá mong manh. Chính thái độ và phản ứng của con người lên tập tục đó sẽ khiến chúng trở thành niềm tin đẹp đẽ hay là một sự mê tín đáng loại bỏ.
Mê tín và niềm tin tôn giáo không thể đánh đồng là một. Bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng là làm phong phú đời sống tinh thần của con người.
Các giáo lý tôn giáo hướng chúng ta đến điều thiện, tránh xa cái ác chứ không phải là phủ nhận, xóa bỏ hết các văn hóa truyền thống, thành tựu mà xã hội đạt được.
2. Ảnh hưởng của mê tín dị đoan:
Dù cho những người xung quanh có nhắc nhở, khuyên bảo, ngăn cấm nhưng bản thân họ vẫn khó có thể từ bỏ những niềm tin đó. Cũng bởi vậy mà đã gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
– Về mặt tư tưởng, sự phát triển của các loại hình mê tín dị đoan sẽ xâm hại và từng bước phủ nhận thế giới quan duy vật biện chứng trong nhân dân, làm cho hệ tư tưởng Mác – Lênin và các phát kiến khoa học tiến bộ có nguy cơ bị đẩy lùi. Niềm tin mù quáng vào một thế giới siêu nhiên, vào sự quyết định và chi phối của thần tiên, ma quỷ sẽ thay chỗ cho mọi niềm tin khác, trong đó có cả niềm tin vào sức mạnh bản thân con người. Những niềm tin mù quáng sẽ làm cho con người mất đi sức mạnh cải tạo thế giới tự nhiên; làm cho xã hội mất đi động lực phát triển – đó là ý chí đấu tranh của con người.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng cách mạng nhất và khoa học nhất do chủ trương giải phóng xã hội, giải phóng con người, làm cho con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần; đồng thời học thuyết này được xây dựng trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và các nền tảng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác. Giả sử rằng hệ tư tưởng Mác – Lênin bị phủ nhận thì niềm tin khoa học cũng bị đánh đổ; xã hội ngừng phát triển; con người không được giải phóng và luôn sống trong hoang mang, sợ hãi trước những ảo tưởng về thế lực siêu nhiên, hoang đường. Rõ ràng là điều đó sẽ không xẩy ra vì nó trái với quy luật phát triển của xã hội. Do đó hệ tư tưởng Mác – Lênin tất yếu là hệ tư tưởng lãnh đạo xã hội. tuy nhiên, mê tín dị đoan là một rào cản đáng lo ngại gây cản trở sự tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với xã hội.
– Trên lĩnh vực chính trị nội bộ, tệ mê tín dị đoan có thể thâm nhập vào tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Nó nguy hiểm ở chỗ làm cho cán bộ, đảng viên từ bỏ ý chí, lập trường đấu tranh; từ bỏ vai trò tiên phong gương mẫu của bản thân để thực hiện sự chờ đợi, cầu xin ban ơn, che chở của thần linh ma quái. Cán bộ, đảng viên nếu vướng phải tệ mê tín dị đoan sẽ ít chú tâm cho công việc do thời gian được để dành cho những nghiên cứu tính toán về những điều thần bí.
Mê tín dị đoan là một trong những nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ bè phái làm cho uy tín lãnh đạo của đảng bị giảm sút, năng lực quản lý của nhà nước bị hạn chế. Điều này diễn ra do một số cán bộ, đảng viên có đầu óc nặng về mê tín. trong công tác tuyển dụng cán bộ, họ quan niệm rằng phải tuyển người có “nhân mạng”, “khắc tinh”, phù hợp với mình như người tuổi chuột thì không thể tuyển người tuổi mèo vì như thế sẽ gây đe dọa cho mình; người có “mạng mộc” không thể tuyển dụng hoặc cất nhắc cho người “mạng kim” vì “mộc khắc kim”. Trong đơn vị, cơ quan, họ phân đồng nghiệp, đồng chí thành hai nhóm người: nhóm những người “tương sinh” và nhóm những người “tương khắc”. Những người “tương khắc” là những người kỵ tuổi, kỵ mệnh với mình sẽ làm cho mình “hao tài tốn của” hoặc bị “hãm tài” nên cần phải tìm cách cho nghỉ việc hoặc điều chuyển công tác khác… rất nhiều những chuyện về mất đoàn kết nội bộ do mê tín dị đoan xẩy ra trong lĩnh vực chính trị nội bộ. Nó có thể dễ dàng bị kẻ thù hoặc những phần tử cơ hội lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” hoặc động cơ cá nhân không trong sáng.
– Trong lĩnh vực kinh tế, mê tín dị đoan làm người ta mất đi động lực hoặc gây trì trệ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh. có những cơ quan, xí nghiệp do thủ trưởng quan niệm ngày tốt, ngày xấu, giờ “hoàng đạo”, giờ “hắc đạo” mà làm lỡ dịp ký kết hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế. Có những công ty làm ăn bằng cách phân biệt đối tác không dựa trên cơ sở tính toán tối đa hóa lợi nhuận mà dựa trên cơ sở dịch lý âm dương. Nhiều gia đình, nhiều vùng, địa phương lâm vào tình trạng đình đốn cũng vì quan niệm ngày giờ tốt xấu trong kỳ thu hoạch… những vấn đề này đã gây nhiều sự thất thoát lớn trong việc tích lũy nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Nó làm cho nhân dân thì tổn hại kinh tế, còn nhà nước bị thất thu.
– Trong đời sống sinh hoạt xã hội hàng ngày, mê tín dị đoan gây nên những lãng phí, bất ổn, đau thương, mất mát của nhân dân. Đó là sự cúng tế, cầu xin linh đình, đốt thải tiền bạc, vàng mã… vừa tốn kém vừa gây ô nhiễm môi trường; sự tổn hại về thể xác và tinh thần khi tin và chữa bệnh ở các thày mo, ở mức độ nguy hiểm hơn thì đã có không ít trường hợp từng có nhiều người bị mắc bệnh nhưng lại tin vào thầy cúng rằng chỉ làm lễ để cúng bái thì có thể chữa khỏi bệnh. sự chia lìa của đôi lứa yêu nhau thật lòng nhưng bị bố mẹ ngăn cấm vì tin vào lời phán của thày bói; sự nghi kỵ, hiềm khích thù hằn dẫn đến chém giết lẫn nhau vì những quan niệm mê tín… những điều đó làm cho tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa bị loại bỏ, thay vào đó là những sự độc ác, ích kỷ, hẹp hòi diễn ra giữa những cá nhân trong cộng đồng. khi có niềm tin vào những điều hoang đường một cách mù quáng thì sẽ bất chấp mọi lời khuyên ngăn của người thân, bạn bè và chỉ tập trung vào việc đi lễ bái tứ phương mà bỏ bê tất cả các vấn đề khác
Bên cạnh đó, những người mê tín dị đoan còn lôi kéo bạn bè, người thân, những người xung quanh tham gia vào những hoạt động mê tín của mình ảnh hưởng tới trật tự xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Mê tín dị đoan – và thường kết hợp với nó là những hủ tục gây nên những tác hại rất lớn trên mọi lĩnh vực của xã hội, từ tư tưởng, chính trị, đạo đức đến kinh tế, đời sống. Những ảnh hưởng tiêu cực đó không thể nào phù hợp cho một xã hội vì con người – một xã hội công bằng, dân chủ, hiện dại, văn minh. Vì vậy nó cần phải bị đấu tranh xóa bỏ mà vấn đề trước hết cần thực hiện là đấu tranh thông qua công tác tuyên truyền.
3. Pháp luật quy định về phòng chống mê tín dị đoan:
Mặc dù xã hội ngày càng phát triển nhưng không vì thế mà nạn mê tín dị đoan hết thuyên giảm. Ngày nay càng có nhiều người lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền mê tín dị đoan tinh vi hơn. Vậy làm thế nào để xóa bỏ tệ nạn dai dẳng này?
- Mỗi người nên phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng. Dù ranh giới này có mong manh nhưng nếu đủ tỉnh táo và hiệu biết thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được.
- Tuyên truyền bài trừ tệ nạn mê tín không phải là chuyện của riêng ai mà mà của cả cộng đồng. Đó là cách chúng ta gìn giữ những nét đẹp truyền thống và môi trường lành mạnh cho thế hệ sau của mình.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, đời sống tinh thần cũng là cách triệt mọi đường sống của những tệ nạn mê tín dị đoan.
Hiện nay Nhà nước cũng đã có các chế tài xử lý hành vi mê tín dị đoan quy định tại
Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Các dấu hiệu về Tội hành nghề mê tín dị đoan:
4.1. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
1. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại Khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mời là chủ thể của tội phạm này.
4.2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm:
Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội
4.3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm:
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan bằng các hình thức như: bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.
Mê tín, dị đoan là tin vào một điều mà không có căn cứ, không có cơ sở khoa học (tin một cách mù quáng), cho rằng có những sự việc nhất định đem lại hành phúc hoặc gây ra tai họa như: cho rằng giữa người sống và người chết có thể nói chuyện với nhau được thông qua việc lên đồng; nghe thấy tiếng chim lợn kêu thì sẽ có người sắp chết; tin vào bói toán; v.v..
Hành nghề mê tín, dị đoan lấy việc thu thập chủ yếu bằng việc bói toàn, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác. Nếu việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác chỉ có tính chất nhất thời hoặc không vì mục đích lấy việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín,dị đoan khác để kiếm sống thì không gọi là hành nghề.
Bói toán là đoán về quá khứ và tương lai. Có nhiều kiểu bói như: vào xem hài chèo đang diễn, gặp hồi vui thì cho là vận may, gặp hồi buồn thì cho là vận xấu (bói chèo); đoán quẻ trong kinh dịch (bói dịch); gieo quẻ bằng ba đồng tiền (bói gieo, bói quẻ); mở truyện Kiều ra, rồi căn cứ vào cảnh tả trong một số câu trong truyện mà đoán hay hoặc dở (bói Kiều); xem các nét trên mai con rùa để đoán điều hay dở (bói rùa); căn cứ vào ngày tháng năm sinh, vào chỉ tay, lông mày, nốt ruồi hoặc các đặc điểm khác trên cơ thể để đoán số mệnh (bói số); rút thẻ rồi căn cứ vào các bài thơ, đoạn văn ghi sẵn trong số thẻ rồi đoán (bói thẻ),…
Đồng bóng là hình thức cúng lễ có người cho thần thánh, hồn ma nhập vào (người ngồi đồng) rồi thông qua người này đề nói về quá khứ, hiện tại, tương lai của người sống như là “thánh phán”. Hình thức mê tín, dị đoan này chủ yếu xảy ra ở các đền, chùa hoặc ở nhà riêng của người hành nghề mê tín, dị đoan (lập điện thờ).
Các hình thức mê tín, dị đoan khác
Ngoài hành vi bói toán, đồng bóng thì bất cứ hình thức mê tín, dị đoan nào mà người phạm tội sử dụng để kiếm sống đều bị coi là hành nghề mê tín, dị đoan như: yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng những khả năng thần bí không có căn cứ khoa học…
b) Hậu quả
Hậu quả của hành vi hành nghề mê tín, dị đoan vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi hành nghề mê tín, dị đoan hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
Không phải là dâu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất cho xã hội. Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây ra, nên có thể vận dụng
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Đối với tội phạm này nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi hành nghề mê tín, dị đoan cần phân biệt với đời sống tâm linh, quyền tự do tín ngưỡng; mê tín, dị đoan thì bị Nhà nước cấm, còn tự do tín ngưỡng là quyền của mọi người được pháp luật bảo vệCác
4.4. Dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là do cố ý.